Thứ Hai, 30/09/2013 06:36

Tới đây sẽ xem xét nâng mức trần cổ phần hóa

Trả lời báo giới tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/9, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tới đây sẽ xem xét nâng mức trần cổ phần hóa cao hơn mức 30% như hiện nay, để các cổ đông nước ngoài có thể mua được.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về lộ trình cổ phần hóa, tư nhân hóa các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước, Người phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong Cương lĩnh, Đề án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Điều 50 và 51 có đề cập là kinh tế Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Theo đó, kinh tế Nhà nước có thể hiểu nôm na là hệ thống tổng thể các cơ chế chính sách và nguồn lực của Nhà nước, trong đó có DNNN, ngoài ra có hệ thống ngân sách Nhà nước, hệ thống các quỹ…

Đáng chú ý, Hiếp pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 nêu rõ, tất cả các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế và đều cạnh tranh bình đẳng.

Bên cạnh đó, ưu tiên khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như kinh tế tư nhân phát triển. Nhà nước sẽ bảo hộ các sở hữu hợp pháp của tất cả các tổ chức.

“Nhà nước đã tiến hành sắp xếp DNNN trong suốt hơn 10 năm qua (chúng ta đã sắp xếp, cổ phần hóa và bán khoán cho thuê từ 12.000 DNNN, xuống còn hơn 1.300 DN). Chúng ta đã có lộ trình và sẽ tiến hành cổ phần hóa các DN”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.

Cổ phần hóa không chỉ là vấn đề sở hữu vốn, mà vấn đề là thay đổi quản trị của DN. Khi có yếu tố ngoài Nhà nước tham gia, quá trình quản trị DN phải hoàn toàn minh bạch, công khai và theo tiêu chí chung của quốc tế.

Đối với từng ngành cụ thể, Chính phủ sẽ quy định mức trần cổ phần hóa, và các DN ngoài Nhà nước, các cổ đông nước ngoài có thể mua. Ví dụ: đối với ngành Ngân hàng, có các ngân hàng lớn là Vietinbank, Vietcombank, BIDV cũng đã cổ phần hóa.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, hiện nay, mức trần cổ phần hóa được Chính phủ cho phép là 30%. Tới đây sẽ xem xét nâng mức trần đó lên cao hơn. Cổ phần hóa không có nghĩa chúng ta phải bán hết, cũng không có nghĩa là phải giữ lại 70% hay 51%, mà tùy từng ngành, từng lĩnh vực.

Vai trò chủ đạo, nòng cốt không chỉ nằm ở quy mô và số lượng của DN. Lấy dẫn chứng cụ thể, Bộ trưởng Đam ví dụ, ở nước ngoài, ngay tại một DN không nhất thiết Nhà nước phải giữ đa số cổ phần, dù Nhà nước chỉ có 1% cổ phần thì đấy là “cổ phần vàng”, Nhà nước vẫn được quyền quyết định.

“Việc tiến hành cổ phần hóa DNNN hoàn toàn không trái với định hướng, cương lĩnh và Dự thảo của Hiến pháp. Điều này không chỉ làm cho DNNN hoạt động hiệu quả hơn, đảm đương được chức năng quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có chức năng dẫn dắt”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nói.

Hà Huyền

Tài Chính

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Thăng: "Không cổ phần hóa mang tính chống đối" (25/09/2013)

>   Cổ phiếu Cảng Quy Nhơn đắt hàng ngay khi đăng ký (11/09/2013)

>   Thúc doanh nghiệp nộp tiền bán cổ phần về SCIC (06/09/2013)

>   Đấu giá cổ phần Công ty TNHH MTV Hóa chất Cơ bản Miền Nam (06/09/2013)

>   Vietnam Airlines sẽ chọn nhà đầu tư chiến lược trong quý 4 (04/09/2013)

>   Cổ phần hoá DNNN đang có xu hướng chậm lại (01/09/2013)

>   VietJet Air sẽ IPO? (31/08/2013)

>   AGF: Đấu giá cổ phần không thành do không có NĐT tham gia (01/09/2013)

>   Cổ phần hóa DNNN: Chậm trễ không chỉ vì giá đất (11/08/2013)

>   Sẽ có biện pháp mạnh nếu chây ỳ cổ phần hóa (09/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật