Thứ Sáu, 27/09/2013 13:49

Tăng trưởng tín dụng 10 - 12%, cách nào để khả thi?

NHNN đã và đang xem xét điều chỉnh chỉ tiêu TTTD đối với các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng trên cơ sở nguồn vốn lành mạnh, vững chắc, đảm bảo chất lượng tín dụng và theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Các TCTD cho vay vốn bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển SXKD theo chủ trương của Chính phủ nếu có nhu cầu cũng có thể đề nghị NHNN xem xét chấp thuận.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, để góp phần đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức 5,3% – 5,5% trong năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) của cả hệ thống phấn đấu đến cuối năm đạt 10 - 12%. Đến nay, TTTD toàn hệ thống mới ở mức trên dưới 6%, tuy cải thiện so với năm ngoái nhưng để đạt mục tiêu đặt ra cần nỗ lực lớn từ cả phía cộng đồng DN, hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế.

Khả năng hấp thụ vốn của DN được xem là một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến TTTD trong lúc này. Nguyên nhân là do hàng sản xuất ra mà không bán được thì rõ ràng DN gặp khó khăn và không có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh (SXKD).

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần sự chủ động và quyết tâm từ phía các DN trong việc giảm hàng tồn kho mạnh hơn, nhất là giảm giá để bán hàng ra. Thực tế đã có những DN thực hiện việc này, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận một chút nhưng bù lại hàng hóa bán được tốt hơn và DN tiết kiệm được các chi phí, cũng như thu được vốn về và có nhiều điều kiện tốt hơn để đón đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh cuối năm hiện đã cận kề.

Về phía các NHTM, trên tinh thần Quyết định 780 của NHNN cũng như việc chuẩn bị khi áp dụng Thông tư 02 (vào tháng 6/2014), các ngân hàng cần tiếp tục cùng với khách hàng là các DN rà soát và cơ cấu lại nợ. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần nghiên cứu để giảm thiểu thời gian và các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hơn cho DN trong vay vốn. Đồng thời, các NHTM cần tư vấn sát hơn cho các DN để xây dựng những phương án khả thi xin vay vốn.

“Ngân hàng lúc này phải tinh hơn, sát hơn ngày trước” – TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng nêu quan điểm. Theo TS. Lực, “tinh” hơn ở đây là cần nhận biết được dự án này có thể bây giờ khó khăn nhưng triển vọng tốt thì xem xét giải ngân cho vay tiếp. “Sát” hơn là cùng với sự “tinh” hơn đó, ngân hàng phải sâu sát DN hơn, làm việc trực tiếp với các khách hàng DN theo từng giai đoạn tiến độ để nắm được phương án đó, dự án đó thực sự khả thi hay không.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước hệ thống ngân hàng và điều hành CSTT, NHNN cho biết sẽ theo dõi sát tình hình hoạt động tín dụng của TCTD, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hệ thống TCTD đạt được mục tiêu TTTD này.

Trong đó, NHNN đã và đang xem xét điều chỉnh chỉ tiêu TTTD đối với các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng trên cơ sở nguồn vốn lành mạnh, vững chắc, đảm bảo chất lượng tín dụng và theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Các TCTD cho vay vốn bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển SXKD theo chủ trương của Chính phủ nếu có nhu cầu cũng có thể đề nghị NHNN xem xét chấp thuận.

Theo một chuyên gia lĩnh vực ngân hàng, hướng điều hành mở này của NHNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xem xét cho nhu cầu vay ngoại tệ, nhất là đối với khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực như nhập khẩu xăng dầu, máy móc công nghệ phục vụ SXKD…

NHNN cũng cho biết đang và sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế đối với hoạt động tín dụng để đạt mục tiêu tăng trưởng toàn hệ thống.

Trong đó, để tổ chức triển khai có hiệu quả cơ chế cho vay hỗ trợ nhà ở, NHNN khẳng định sẽ cho vay tái cấp vốn kịp thời đối với các NHTM nhà nước với thời hạn và khối lượng hợp lý, phù hợp với tiến độ giải ngân các khoản cho vay mua nhà ở. Đồng thời, NHNN phối hợp chặt chẽ và đề nghị Bộ Xây dựng, các bộ, ngành và địa phương xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, theo ý kiến của một số chuyên gia, với kế hoạch của VAMC dự kiến sẽ phát hành 35.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu từ nay đến cuối năm thì có lẽ cũng cần sớm có một vài "phát súng đầu tiên”. "Chừng nào chưa làm rõ được một khoản nợ xấu cụ thể thì cũng chưa thể biết được khi bắt tay vào xử lý trong thực tế sẽ có gì vướng mắc hay không” – một chuyên gia ngân hàng bình luận.

Đỗ Phạm

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tái cơ cấu ở các DN thua lỗ: Chưa “dọn chỗ”cho những ông chủ mới (27/09/2013)

>   MBB: Đến 10/09, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2.37% (27/09/2013)

>   TienPhongBank: Gửi tiết kiệm điện tử được ưu đãi lãi suất 6.95%/năm (27/09/2013)

>   Căng thẳng tỷ giá USD/VND ở… hậu trường (27/09/2013)

>   Ngân hàng, doanh nghiệp tranh cãi vì chứng thư bảo lãnh (27/09/2013)

>   Nóng tranh luận về quản lý thị trường vàng (27/09/2013)

>   Ngày 26/9, NHNN tiếp tục bơm ra 200 tỷ đồng (26/09/2013)

>   MDB: Miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc Trần Lan Hương (26/09/2013)

>   Các ngân hàng tuân thủ nghiêm trần lãi suất quy định (26/09/2013)

>   Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối: "Giá vàng đấu thầu cạnh tranh nên ngăn ngừa được đầu cơ” (26/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật