Thứ Tư, 25/09/2013 15:39

Đề nghị sửa luật để minh bạch ngân sách

Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) sau 9 năm thực thi đã bộc lộ nhiều điểm quan trọng không phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi luật này được đặt ra trong bối cảnh công khai, minh bạch ngân sách ngày một cần thiết.

Năm nào Quốc hội cũng bấm nút thông qua quyết toán NSNN chênh lệch đáng kể so với dự toán cũng đã được phê duyệt

Hội thảo “Định hướng sửa đổi Luật NSNN- kinh nghiệm quốc tế” do Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hôm 23 và 24/9 ở Ninh Bình. Tại hội thảo, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, luật này đã bộc lộ nhiều bất cập.

Thứ nhất là hệ thống NSNN mang tính lồng ghép, dẫn đến thẩm quyền giữa các cấp chồng chéo. Thứ hai là quy trình ngân sách phức tạp, phạm vi thu, chi NSNN chưa rõ ràng. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách chưa phù hợp. Căn cứ xây dựng dự toán NSNN chưa đầy đủ, chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu ra.

Đặc biệt là quy định về trách nhiệm giải trình trước các cơ quan dân cử chưa cụ thể, công khai, minh bạch trong quản lý NSNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các ý kiến tại hội thảo cho rằng việc sửa đổi Luật NSNN là cần thiết và phải sửa đồng bộ quy định của Hiến pháp về các nguyên tắc quản lý tài chính – ngân sách.

Vấn đề lớn nhất của NSNN hiện nay, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế tại các cuộc hội thảo lớn cũng như tại diễn đàn Quốc hội là vấn đề chênh lệch giữa dự toán và quyết toán thu chi NSNN. Thông thường, dự toán NSNN thường được lập và đưa ra vào kỳ Quốc hội cuối năm nhưng quyết toán 18 tháng sau đó để Quốc hội thông qua.

Chênh lệch giữ dự toán thu NSNN và quyết toán thu năm nào cũng tăng trên 60% không hẳn là lý do thời điểm lập và quyết toán xa nhau, dự báo kém mà có một phần nguyên nhân là do lập dự toán thấp và thu thực tế tăng cao hoặc lập dự toán cao nhưng thu thực tế suy giảm.

Những năm 2008, 2009, thu NSNN cao hơn dự toán từ 61,3% đến 69,8% do nguồn thu từ thuế nhà, đất, thu từ thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu. Nay tình hình kinh tế khó khăn, đi kèm với miễn giảm thuế, số doanh nghiệp ngừng hoạt động lên đến con số hơn 2 vạn doanh nghiệp nên thu ngân sách sụt giảm đáng kể.

Trong 7 tháng đầu năm 2013 tổng thu NSNN mới đạt 52,6% dự toán (tính đến hết 31/7/2013). Khả năng đảm bảo thu ngân sách đạt dự toán 2013 là một bài toán khó của ngành tài chính.

Lan Nhi

tbktsg

Các tin tức khác

>   Nhiều doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi thuế để thụ lợi (24/09/2013)

>   Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Lương 2014 sẽ “ở mức hài hòa” (24/09/2013)

>   Lộn xộn thu, nộp thuế ở các khu chế xuất (23/09/2013)

>   BTC đã nộp đủ gần 1 tỷ đồng truy thu và phạt thuế (23/09/2013)

>   Thu ngân sách có nguy cơ "vỡ trận" (23/09/2013)

>   Tái cơ cấu nợ thuế (23/09/2013)

>   Triệt để tiết kiệm trong sử dụng Ngân sách nhà nước (22/09/2013)

>   Doanh nghiệp chây ì nợ thuế, sướng hơn nợ ngân hàng (22/09/2013)

>   Đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh của DN nợ thuế (21/09/2013)

>   “Nâng trần bội chi để trả nợ các công trình dang dở” (20/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật