Thứ Bảy, 28/09/2013 15:28

Cao Bằng loại bỏ 11 dự án thủy điện không hiệu quả

Hiện nay, toàn tỉnh Cao Bằng có 27 dự án thủy điện nhỏ nằm trong danh sách quy hoạch. Tuy nhiên đến nay, chỉ có 2 dự án đựợc hoàn thành, các dự án còn lại có tiến độ xây dựng rất chậm, nhiều chủ đầu tư không thực hiện tiến độ đúng theo cam kết.

Thậm chí có những dự án không hề được triển khai, gây khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp địa phương, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bà con nhân dân sống trong vùng quy hoạch.

Để khắc phục tình trạng này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tập trung rà soát điều chỉnh quy hoạch thủy điện nhỏ, kiên quyết loại bỏ 11 dự án kém hiệu quả ra khỏi danh sách quy hoạch.

Trong 27 dự án thủy điện nhỏ đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt quy hoạch, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 20 dự án.

Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa điện lên lưới quốc gia là Nhà máy thủy điện Bản Rạ, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), công suất 18 MW và Nhà máy thủy điện Thoong Cót II, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), công suất 3,5 MW.

Các dự án thủy điện bị loại ra khỏi danh sách quy hoạch đều có công suất lắp máy nhỏ hơn 5MW, hoặc diện tích đất chiếm dụng hơn 10ha/1MW công suất lắp đặt.

Trong đó, 6 dự án bị loại gồm các thủy điện Bản Hua (Nguyên Bình), Đa Thông (Thông Nông), Nà Nàng (Bảo Lâm), Nà Xa (Bảo Lâm), Suối Trang (Bảo Lạc), Nà Vường (Quảng Uyên), do chưa có nhà đầu tư quan tâm, công suất lắp máy thấp.

5 dự án đã cho chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng bị loại ra khỏi quy hoạch gồm thủy điện Pác Mãi (Thạch An), Hoằng Rằng (Hà Quảng), Kéo Hin (Trùng Khánh), Nà Pài (Trùng Khánh), Nguyên Bình (Nguyên Bình), do hiệu quả đầu tư thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường-xã hội; đặc biệt, không được sự đồng tình của chính quyền địa phương và người dân.

Bên cạnh đó, tỉnh xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với 8 dự án, gồm các thủy điện Pác Khuổi (Hòa An), Khuổi Luông (Phục Hòa), Khuổi Ru (Bảo Lạc), Bản Chiếu (Nguyên Bình), Tiên Thành (Phục Hòa), Bản Ngà (Bảo Lạc), Bản Riển (Bảo Lạc), do tiến độ thực hiện dự án quá chậm so với cam kết và giấy chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên, do thực tế một số doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản kinh phí nhất định để thực hiện một số hạng mục dự án, nên việc thu hồi giấy phép sẽ gây ra một số tổn thất cho doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Đặng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng cho biết tỉnh đang xem xét đến 2 phương án.

Một là vẫn xem xét ưu tiên cấp lại cho doanh nghiệp nếu đơn vị cam kết tiếp tục thực hiện dự án và chứng minh khả năng tài chính để triển khai dự án. Hai là sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư đủ mạnh về tài chính để góp vốn thực hiện dự án./.

Minh-Hà

vietnam+

Các tin tức khác

>   Bộ Giao thông 'cấm cửa' nhà thầu yếu kém (28/09/2013)

>   Khó dự đoán về diện mạo mới của SCIC (28/09/2013)

>   Nhật đánh giá cao thị trường gia công phần mềm Việt Nam (27/09/2013)

>   Nhập khẩu ôtô hồi phục chờ “ngày mùa” (27/09/2013)

>   Thứ trưởng Giao thông: 'Vinashin vẫn có cơ hội phát triển' (27/09/2013)

>   Cổ tích viễn thông Việt trên đất châu Phi (27/09/2013)

>   Nỗ lực khôi phục ngành chăn nuôi (27/09/2013)

>   Nhà nhập khẩu tăng mua cá tra để dự trữ (27/09/2013)

>   Khi doanh nghiệp mắc bệnh “than” (27/09/2013)

>   TP.HCM ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (26/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật