Thứ Sáu, 27/09/2013 08:49

Khi doanh nghiệp mắc bệnh “than”

Cứ khó khăn là DN, các “ông lớn” lại than khó và xin được hỗ trợ, giải cứu. Cách làm quen thuộc mà các DN thường sử dụng là xin… giảm thuế.

Một ví dụ điển hình là đại gia “vàng đen” - Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Thuế XK than đã tăng từ 10% lên 13% từ đầu tháng 7 và Tập đoàn này cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến việc tiêu thụ than trong hai tháng 7 và 8 không đạt kế hoạch.

Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã chấp thuận giảm thuế XK than đá về 10% từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, dù đã được “ưu ái” nhưng ngành than vẫn không ngừng… than thở. Một vị lãnh đạo của Vinacomin cho biết, thuế đã giảm nhưng tháng 9 tiêu thụ than cũng chỉ ước đạt gần 2,5 triệu tấn, thấp hơn mục tiêu đã đề ra là 2,9 triệu tấn. Và Tập đoàn này lại có ý định tiếp tục kiến nghị, đề xuất xin Chính phủ tháo gỡ khó khăn mà giải pháp chính vẫn là giảm thuế.

Một ví dụ nữa là, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) mới đây đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính xin miễn thuế NK đối với toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện sử dụng trong ngành điện thoại di động cho công ty mẹ - Viettel và các công ty con do tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ. Thời gian xin miễn thuế là 5 năm, kể từ năm 2013 đến hết năm 2017.

Viettel cũng xin áp dụng mức thuế thu nhập DN ở mức ưu đãi 10% cho thu nhập từ việc bán sản phẩm điện thoại di động do Viettel sản xuất, lắp ráp trong nước. Đáng chú ý là trong văn bản này, Viettel cho rằng mình đang bị thiệt thòi về ưu đãi so với nhà sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - một DN 100% vốn nước ngoài hiện đang được hưởng những ưu đãi về thuế.

Trong khi các “ông lớn” không ngừng kêu than khó khăn thì một bộ phận DN với số lượng không nhỏ (chiếm 95% tổng số DN trên cả nước) là DN nhỏ và vừa, chiếm khoảng 60% GDP, tạo hơn 90% việc làm cho xã hội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do quy mô vốn nhỏ nên việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng bị hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.

Đây là rào cản lớn cho sự phát triển DN. Mặt khác, do tác động của nền kinh tế, các DN nhỏ và vừa đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như hàng tồn kho cao, lợi nhuận sụt giảm mạnh… dẫn tới số lượng DN ngừng hoạt động và giải thể gia tăng.

Với những ví dụ dẫn ra trên đây thì dường như các DN nhà nước đang có sự “ưu ái”, hễ gặp khó khăn là được ứng cứu và căn bệnh “con cưng” của các “ông lớn” sẽ ngày càng lớn thêm. Còn một bộ phận lớn DN khác đang đương đầu với khó khăn. Chính sự phân biệt này càng nới rộng khoảng trống giữa 2 khối DN trên. Nếu những “ưu ái” không được san sẻ thì e rằng, giấc mơ cạnh tranh cân bằng của DN nhỏ và vừa mãi chỉ là giấc mơ.

Diệp Anh

hải Quan

Các tin tức khác

>   TP.HCM ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (26/09/2013)

>   SCIC và “những con số đẹp” (26/09/2013)

>   SCIC sẽ mua lại vốn ngoài ngành của một số tập đoàn (26/09/2013)

>   Phạt vi phạm phá sản… nhẹ như lông hồng (26/09/2013)

>   VietJetAir chi 8.6 tỷ USD đặt mua tới 92 máy bay Airbus (26/09/2013)

>   Thủ tướng yêu cầu rà soát lại thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (26/09/2013)

>   Không ưu đãi thuế, phí cho Vinacomin (26/09/2013)

>   TPHCM chuẩn bị nhân sự thay 4 giám đốc lĩnh lương 'khủng' (26/09/2013)

>   Doanh nghiệp chế xuất đua nhau... lỗ khủng (26/09/2013)

>   Toyota Việt Nam thừa nhận "ngán" đối thủ Hàn Quốc (26/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật