Thứ Năm, 26/09/2013 06:21

Các ngân hàng đã hy sinh cổ tức, lương, lãi... để giải quyết nợ xấu

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh đã cho biết như vậy tại cuộc làm việc với tỉnh An Giang chiều 25/9.

Theo báo cáo của NHNN An Giang, tính đến ngày 31/8/2013, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 39.222 tỷ đồng, tăng 8,72% so với đầu năm. Dòng vốn tín dụng được tập trung chủ yếu cho sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nông dân.

Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh phát biểu tại buổi làm việc

Theo đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ đạt 17.562 tỷ đồng, chiếm 44,77% tổng dư nợ. Trong đó dư nợ cho vay vật tư và các chi phí phục vụ cho nông - lâm - ngư nghiệp đạt khoảng 5.956 tỷ đồng; cho vay phát triển ngành nghề ở nông thôn đạt 1.100 tỷ đồng; cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đạt 42 tỷ đồng; cho vay chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản là 3.051 tỷ đồng; cho vay kinh doanh sản phẩm phục vụ nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản 3.387 tỷ đồng; cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn đạt 2.724 tỷ đồng và cho vay tiêu dùng đạt khoảng 1.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc NHNN An Giang, nợ xấu tính đến ngày 10/9/2013 đã lên tới 999 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Trong đó, nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có số nợ khá cao là 279 tỷ đồng, chiếm 27,92%. Sở dĩ như vậy, là do DN tại tỉnh đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, DN xuất khẩu thủy sản đang sụt giảm mạnh về lượng hàng xuất khẩu, trong khi giá cả nguyên liệu lại tăng cao.

Đánh giá về nợ xấu của tỉnh An Giang, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho rằng, nợ xấu của ngành Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào “sức khỏe” của nền kinh tế. Hiện con số nợ xấu tính theo sổ sách của hệ thống các TCTD là 4,58%; tuy nhiên, thực tế tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn.

“Nhưng chúng ta cũng đã có giải pháp là thành lập và đưa vào hoạt động VAMC. Điều quan trọng là các ngân hàng gần đây đã nhận thức được trách nhiệm trong việc tự xử lý nợ xấu; vấn đề trích lập dự phòng rủi ro đã được đặt lên vị trí quan trọng. Trong 8 tháng qua, ngành Ngân hàng đã xử lý 86.000 tỷ đồng nợ xấu, chủ yếu do các ngân hàng dùng lợi nhuận để xóa nợ xấu”, Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh nói.

Đơn cử, An Giang hiện báo cáo tổng dư nợ gần 40.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận chỉ có vài trăm tỷ đồng. Có nghĩa, các ngân hàng đang phải hy sinh cổ tức, lương, lãi… để giải quyết nợ xấu.

Quỳnh Chi

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   S&P hạ triển vọng tín nhiệm Techcombank xuống “tiêu cực” (26/09/2013)

>   Tiếp tục cơ cấu nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ DN (26/09/2013)

>   ĐHCĐ DaiABank: Thông qua đề án và hợp đồng sáp nhập với HDBank (25/09/2013)

>   Tỷ giá đã không còn là nỗi lo của Ngân hàng và DN (25/09/2013)

>   Bớt nhiễu động vàng, “đô” (25/09/2013)

>   Chính sách tiền tệ 2011-2013: Những nỗ lực không thể phủ nhận (25/09/2013)

>   Bán nợ xấu: TCTD sẽ “được” nhiều hơn (25/09/2013)

>   SHB - Nhìn lại 1 năm sau sáp nhập (25/09/2013)

>   Chánh thanh tra NHNN: “Đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng yếu kém” (25/09/2013)

>   Đề nghị sửa luật để minh bạch ngân sách (25/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật