Thứ Tư, 14/08/2013 22:24

Yêu cầu dừng các dự án “chưa thực sự cần thiết”

Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước.

Đối với các dự án đang triển khai dở dang, sắp hoàn thành hoặc dự án cần phải đầu tư không thể dừng thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét.

Trong công văn gửi Ngân hàng Nhà nước và một số tỉnh, thành mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, trên cơ sở Chỉ thị 14/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, để đảm bảo các dự án thực hiện dở dang tiếp tục triển khai, hạn chế thất thoát, lãng phí và thực hiện có hiệu quả, Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Cụ thể, đối với các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định số 83/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực từ ngày 1/12/2009, thì việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án thực hiện theo hướng dẫn văn bản số 900/2012 của Bộ Xây dựng.

Đối với các dự án được phê duyệt kể từ ngày 1/12/2009, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan nêu trên rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư hoặc nghiên cứu thay thế vật tư, thiết bị nhập khẩu bằng vật tư, thiết bị sản xuất trong nước; những vật tư, thiết bị bắt buộc phải nhập khẩu nghiên cứu xem xét thay đổi nguồn gốc, xuất xứ nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.

Sau khi áp dụng các giải pháp cắt giảm, nếu dự án vẫn phải điều chỉnh tổng mức đầu tư từ các nguyên nhân do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải phóng mặt bằng; trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định theo một trong các phương án sau:

Đối với các dự án đang triển khai dở dang, sắp hoàn thành hoặc dự án cần phải đầu tư không thể dừng thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư do các nguyên nhân nêu trên.

Các dự án chưa thực sự cần thiết hoặc không hiệu quả thì dừng triển khai để tập trung vốn cho các dự án cấp bách và hiệu quả cao hơn. Phần chi phí bổ sung trong tổng mức đầu tư phải tổ chức thẩm tra, thẩm định trước khi phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Theo Bộ Xây dựng, các địa phương tự cân đối, điều chuyển trong nội bộ các nguồn vốn hoặc huy động các nguồn vốn khác để thực hiện đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư để triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm hiệu quả của dự án.

Ngô Trang

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó cho ngành đường (14/08/2013)

>   Vasep phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh VN tại Mỹ (14/08/2013)

>   Kinh tế nông thôn chưa được hưởng lợi từ tăng trưởng (14/08/2013)

>   Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay mua tạm trữ thóc gạo (14/08/2013)

>   Bà Rịa-Vũng Tàu áp dụng một cửa cho nhà đầu tư (14/08/2013)

>   Tồn kho trên 500.000 tấn phôi thép (14/08/2013)

>   Foxconn và Compal: “Đại gia” FDI xí đất (14/08/2013)

>   Mỹ áp thuế 7,88% với tôm nhập khẩu từ Việt Nam (14/08/2013)

>   “Nền kinh tế cần bước ngoặt đột phá” (14/08/2013)

>   Thị trường EU: Hàng Việt vẫn có lợi thế (14/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật