Thứ Tư, 14/08/2013 14:13

VDB chỉ xử lý rủi ro khi khách hàng đáp ứng đủ 4 điều kiện

Đó là quy định tại Dự thảo Quy chế xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp.

Theo Dự thảo Quy chế này, xử lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với khoản nợ của khách hàng gặp rủi ro trong quá trình cho vay, thu hồi nợ vay dẫn đến không thể thu hồi đầy đủ nợ vay (gốc, lãi) theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm: khoanh nợ, xóa nợ, bán nợ.

Phạm vi xử lý rủi ro của Quy chế này bao gồm: Các khoản cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các khoản cho vay khác theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Các khoản cho vay đối với khách hàng nhận nợ bắt buộc (nhận nợ sau khi VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh) cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Trong khi đó, các khoản cho vay không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này bao gồm: Thứ nhất là, các khoản cho vay theo hình thức thoả thuận được xử lý nợ theo quy định đối với các TCTD.

Thứ hai là, các khoản cho vay khác tại VDB bằng nguồn vốn do VDB nhận uỷ thác, uỷ quyền cho vay lại theo Hiệp định hoặc Hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (bao gồm cả các dự án vay vốn ODA, các dự án Quỹ quay vòng) thì việc xử lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Hiệp định hoặc Hợp đồng.

Thứ ba là, các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Quy chế cũng quy định rõ, việc xem xét, xử lý rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, khoản vay phải thuộc đối tượng xử lý nợ quy định tại Quy chế này.

Thứ hai, khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, khách hàng bị rủi ro do một trong các nguyên nhân khách quan nêu tại Quy chế này làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản hình thành từ vốn vay.

Thứ tư, khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho VDB.

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Đưa vốn mới vào để giảm sở hữu chéo ngân hàng? (14/08/2013)

>   Ngân hàng gia đình trị và khoảng rộng “sân sau” (14/08/2013)

>   Nhân vật: Ông Đỗ Tuấn Anh – Thành viên HĐQT kiêm Quyền Tổng giám đốc Techcombank (13/08/2013)

>   Techcombank: Tổng giám đốc ngoại từ chức (13/08/2013)

>   Ngày 12/8: NHNN bơm ròng 333 tỷ đồng (13/08/2013)

>   Navibank: Xấu đi hay tốt hơn sau 1 năm tự tái cấu trúc? (13/08/2013)

>   Thăng trầm ngành ngân hàng một năm qua các con số (13/08/2013)

>   Nhân viên ngân hàng bán mỹ phẩm, dạy thêm ban đêm (13/08/2013)

>   Đi đòi nợ thuê phải mặc đồng phục (12/08/2013)

>   Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Ngân hàng minh bạch nợ xấu (12/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật