Chủ Nhật, 11/08/2013 21:07

Tận dụng cơ hội trong thách thức

"Điều hành kinh tế thời gian tới vẫn phải coi kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, tuy vậy không vì thế mà dồn khó khăn cho DN. Các chính sách đã có và đang thực hiện như cải cách doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu cần được làm triệt để’. Các chuyên gia kinh tế khi trao đổi với Đại Đoàn Kết đều khẳng định, đừng làm bất cứ việc gì mà không nhìn thấy mục tiêu.

Nguyễn Đình Cung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Việc giảm thuế và giãn thuế trong thời gian qua chỉ mới phát huy tác dụng phần ngọn. Trong khi đó điểm căn bản muốn vực dậy nền kinh tế là phải thay đổi từ gốc. Tức là về mặt hình thức, chúng ta cần các chương trình cải cách mang tính trung hạn và gấp gáp. Các kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu đã và đang thực hiện, nhưng phải thực hiện đến nơi đến chốn, không thực hiện nửa vời.

Chúng ta nói tái cơ cấu doanh nghiệp, hạn chế đầu tư ngoài ngành. Chủ trương này đã được thống nhất cao từ trên xuống, từ dọc sang ngang nhưng không thực hiện được bao nhiêu. Tôi đi nhiều DN nhưng chẳng DN nào thực hiện được vì những quy tắc đã đặt ra. Bởi vì nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn không hợp lý. Chúng ta hạch toán trên sổ sách, yêu cầu đầu năm và cuối năm phải giữ được tài sản hợp lý. Trong hoàn cảnh kinh tế vẫn chưa lường hết được khó khăn thì không thể bảo tồn vốn được. Chúng ta thực hiện thoái vốn ngoài ngành vì thời gian trước các DN triển khai sai. Vậy thì cái sai khi sửa lại làm sao giữ nguyên giá trị được nữa.

Triết lý trong giai đoạn kinh tế hiện nay vẫn là cải cách để hội nhập, thị trường hàng hóa khu vực nhà nước. Chỉ khi làm được điều này thì nền kinh tế mới phục hồi được nhanh và bền vững, kéo theo sự thay đổi của khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Ông Nguyễn Đức Thành: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chúng ta muốn tạo ra tín hiệu thị trường tốt, muốn củng cố niềm tin thì người hoạch định chính sách phải có tầm nhìn của Chính phủ. Cam kết của Chính phủ là ổn định lạm phát thì phải kiên trì với mục tiêu này và đồng bộ trong từng khâu thực hiện. Đừng vội tăng giá này giá kia làm lòng tin chao đảo.

Để có được nền kinh tế ổn định vĩ mô thì buộc phải có chính sách nền tảng, từ đó mới tác động sâu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Nếu một nền kinh tế có chi phí giao dịch lớn, như lãi suất cao, giá nguyên liệu đầu vào lớn thì khó khăn của DN không thể dứt. Chúng ta tiếp tục tăng trưởng dựa vào đầu tư công thì khu vực kinh tế này khan hiếm vốn, trong khi khu vực kinh tế kia lại thừa vốn. Khiến cho cả nền kinh tế thay đổi hình dạng nhưng kết cấu tổng thể sai, yếu không đổi.

Riêng về quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, thoát vốn đầu tư ngoài ngành bị vướng ngược, vướng xuôi. Tài sản của nhà nước mắc kẹt ở Vinasshin, Vinamilk … điều này chúng ta nhìn thấy nhưng không có cơ chế để rút ra được. Khiến lãng phí nguồn lực khổng lồ, nguồn lực tài sản đang bị phân tán một cách mạnh mẽ.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   IMF: “Nhà chức trách Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể” (11/08/2013)

>   Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm soát chặt giá cả (10/08/2013)

>   “Cảnh giác với lạm phát ngay từ bây giờ” (09/08/2013)

>   WB cam kết hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (07/08/2013)

>   Thủ tướng phê duyệt Đề án cải cách cơ chế và điều hành kinh tế vĩ mô (07/08/2013)

>   Giá xăng, điện tăng gây áp lực lên sức mua (07/08/2013)

>   Tổng cầu yếu, điểm nghẽn tăng trưởng (05/08/2013)

>   Thị trường nội địa - điểm tựa ngày càng yếu (04/08/2013)

>   Sức mua yếu, mặt bằng giá vẫn có xu hướng tăng (03/08/2013)

>   Cả năm tiết kiệm không bù nổi một lần tăng giá (03/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật