Chủ Nhật, 25/08/2013 16:30

Góc nhìn 26 – 30/08: Chưa phải thời điểm bắt đáy?!

Tuần tới, các chuyên gia cho rằng thị trường có thể có vào phiên hồi phục khi giảm mạnh trong tuần qua. Tuy nhiên, rủi ro bắt đáy lúc này là rất lớn, theo đó chỉ nên mua dần vào ở tỷ trọng nhỏ mang tính chất dò đáy vì tín hiệu giảm chưa kết thúc.

Chuyển qua xu thế giảm ngắn hạn

CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp phiên giảm điểm trên cả hai sàn trước áp lực cung từ khối ngoại tại các mã cổ phiếu Bluechips. Như vậy VN-Index giảm điểm 4 phiên liên tiếp và đánh mất thành quả tăng điểm của 3 tuần trước đó. Với diễn biến này, VN-Index đã chuyển sang xu thế giảm trong ngắn hạn. Đối với sàn HNX, xu thế đi ngang của chỉ số HNX-Index vẫn đang thể hiện rõ qua hướng đi của dải Bollinger. Sau phiên giảm điểm hôm nay chỉ số đã nằm dưới đường trung bình MA20, thị trường có thể sẽ về lại mức hỗ trợ quanh 61 điểm.

Sự hồi phục có thể xuất hiện trong phiên đầu tuần sau, do nhiều cổ phiếu bị bán quá đà. Tuy nhiên mức độ quyết liệt của đợt giảm điểm này, đặc biệt từ khối NĐTNN cho tín hiệu kém tích cực. Ngưỡng hỗ trợ cần quan tâm của VN-Index là khoảng 466 điểm. SHS cho rằng nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp nhằm chủ động trước những tình huống của thị trường trong thời gian tới..

Dấu hiệu giảm chưa kết thúc

CTCK Sài Gòn (SSI): Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm tới 20,97 điểm (-4,13%) so với đóng cửa của tuần trước và mất đi những gì có được của 3 tuần tăng điểm trước đó. Nếu tiếp tục giảm sâu Stochastic Oscillator sẽ tiến đến vùng quá bán và xuất hiện dòng tiền mua bắt đáy nhập cuộc trở lại. Vùng hỗ trợ gần nhất cho tuần tới ở mức 475-482 điểm. Chỉ nên mua dần vào ở tỷ trọng nhỏ mang tính chất dò đáy do các dấu hiệu điều chỉnh chưa kết thúc.

Có thể hồi phục

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Kết thúc tuần, thị trường giảm điểm khá mạnh, đặc biệt là ở sàn HOSE. VN-Index hình thành nến đen thân lớn có bấc ngắn. Cây nến này cho thấy bên bán đang áp đảo bên mua.

Tuy nhiên, chỉ báo kỹ thuật SO cho thấy, VN-Index đang ở tình trạng bán quá mức trong ngắn hạn. Tín hiệu này cho thấy khả năng có thể xuất hiện điều chỉnh trong tuần tới. Nhưng nhà đầu tư cân nhắc không nên vội bắt đáy.

Sẽ có vài phiên tăng điểm tích cực

CTCK Rồng Việt (VDS): Tâm lý bi quan bao trùm toàn thị trường từ những yếu tố bất lợi cả trong nước lẫn quốc tế khiến thị trường càng về cuối tuần càng giảm sâu, dẫu vậy lực cầu giá thấp vẫn rất dồi dào, thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao khá tốt. Việc kiểm định vùng giá 500-510 điểm mà VDS đưa ra tuần trước đã hoàn toàn thất bại và VN-Index cũng giảm xuống dưới ngưỡng 490 điểm trong phiên cuối tuần.

VDS cho rằng, tuần mới, các chỉ số sẽ được kìm hãm đà giảm và có thể có vài phiên tăng điểm tích cực sau đợt giảm mạnh tuần này vì những thông tin vĩ mô trong nước sẽ được công bố vào cuối tháng dự báo sẽ không có nhiều thay đổi. Rủi ro giảm điểm chỉ có thể đến từ ảnh hưởng tiêu cực theo những diễn biến mới của tình hình TTCK thế giới với các yếu tố bất ổn từ thị trường châu Á.

Khả năng xuất hiện mô hình hai đáy

Công ty chứng khoán FPT (FPTS): CPI tháng 8 tăng mạnh 0,83% so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước là lực cản chính đối với nỗ lực hoàn thành 12% tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm nay nhằm kích thích nền kinh tế. Ngoài ra, đợt công bố và thay đổi danh mục đầu tư của quỹ ETF- Market Vector Vietnam Index vào trung tuần tháng 9 cũng sắp diễn ra. Mặc dù còn hơn 2 tuần giao dịch nữa, tuy nhiên với trạng thái bán ròng là chủ đạo sẽ không khỏi khiến thị trường thận trọng đặc biệt khi thị trường đang trong xu hướng giảm.

Trong tuần qua các bluechips vốn là các trụ cột cũng bị bán mạnh như MSN, VNM, BVH, GAS… khiến VN-Index rơi mạnh qua các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn. So với nửa đầu năm, hiện tại các quỹ ETF có dấu hiệu giảm rõ rệt về lượng vốn huy động. Điều này dấy lên lo ngại về xu hướng rút vốn mạnh lên của các quỹ đầu cơ khỏi các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam.

Sau đợt giảm gần như cả tuần qua, có thể hai chỉ số sẽ xuất hiện những phiên hồi, để đánh giá đây có phải là những đợt phục hồi kỹ thuật hay không cần theo dõi kỹ diễn biến của thanh khoản thị trường tại các ngưỡng hỗ trợ cứng. Để tránh rủi ro bắt đáy quá sớm, lựa chọn mua mạnh chỉ có thể được đưa ra sau khi ngưỡng hỗ trợ được kiểm chứng thành công với mô hình đáy kép và có sự ủng hộ của thanh khoản.

Sanh Tín tổng hợp

Infonet

Các tin tức khác

>   Ngày 27/08: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (27/08/2013)

>   Góc nhìn 23/08: Rủi ro bắt đầu tăng? (22/08/2013)

>   Kích hoạt vốn ngoại, nới room hay chọn NVDR (22/08/2013)

>   Góc nhìn 22/08: Xu hướng tăng vẫn được “bảo lưu” (21/08/2013)

>   Việt Nam ở mức dưới trung bình về quản trị công ty và ngân hàng (21/08/2013)

>   Ngày 22/08: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (22/08/2013)

>   Góc nhìn 21/08: Sẽ tăng điểm trở lại? (20/08/2013)

>   Ngày 20/08: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (20/08/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 19 – 23/08 (21/08/2013)

>   Góc nhìn 20/08: Tâm lý tích cực hơn (19/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật