Thứ Tư, 21/08/2013 17:54

Đề nghị giữ nguyên mức thuế với doanh nghiệp thép

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có công văn gửi Chủ tịch Quốc hội cùng với các bộ trưởng Tài chính và Công Thương để đề nghị giữ nguyên mức thuế tài nguyên là 10% với lý do các doanh nghiệp khai khoáng và sản xuất thép hiện nay đang trong tình trạng rất khó khăn.

Đề xuất này được đưa ra sau cuộc làm việc giữa VSA với Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính và một số lãnh đạo doanh nghiệp khai thác quặng sắt và niken quý về việc kế hoạch tăng thuế tài nguyên.

Trong công văn trên, VSA nêu rõ các doanh nghiệp đầu tư vào khai khoáng (quặng sắt, quặng niken) cần lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, có nhiều rủi ro không lường trước được, địa điểm khai thác thường nằm ở khu vực miền núi xa xôi, cơ sở hạ tầng yếu kém, khó khăn tuyển dụng lao động có kỹ thuật cao và ổn định lâu dài. Vì thế, các chính sách của Nhà nước cần có tính nhất quán cao.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như các khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam, trong các năm gần đây, lượng thép tiêu thụ đã giảm mạnh, trong khi cung vượt xa cầu. Các doanh nghiệp sản xuất thép buộc phải cắt giảm sản lượng, chỉ phát huy được 50-60% công suất thiết kế. Nhiều doanh nghiệp thép đã đang bên bờ vực phá sản.

Trong khi việc tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, ngành thép còn phải đối diện với thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa, khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước.

Theo VSA, nếu như Nhà nước tiếp tục tăng thuế tài nguyên đối với quặng sắt và quặng niken từ mức 10% lên 15% làm chi phí sản xuất tăng lên, trong khi giá bán không được tăng do cầu yếu sẽ đẩy các doanh nghiệp thép vào hoàn cảnh khó khăn hơn, khó cạnh tranh với sản phẩm thép nhập khẩu.

VSA cũng thừa nhận thực tế hiện nay còn có một số doanh nghiệp nhỏ, đầu tư không cơ bản, sản xuất nhỏ lẻ. Có doanh nghiệp chỉ đi thu mua quặng sắt của lao động nhàn rỗi đi khai thác thiếu kiến thức công nghiệp và nghề nghiệp, lãng phí tài nguyên, tàn phá môi trường, nhiều trường hợp trốn thuế và phí nên giá bán sản phẩm rất rẻ. Những loại quặng này được thu gom bán cho cá nhân hoặc công ty xuất lậu đi Trung Quốc.

Theo số liệu điều tra và phân tích của nhóm công tác tại cửa khẩu phía Bắc trong năm 2011 và 2012, xuất khẩu quặng sắt lậu rất lớn và chênh lệch giá cao gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Nhà nước (VSA đã có công văn báo cáo Chính phủ)./.

Quang Toàn

vietnam+

Các tin tức khác

>   Gần một triệu tấn gạo xuất khẩu bị hủy hợp đồng (21/08/2013)

>   Đấu thầu thuốc tập trung: ba nỗi lo (21/08/2013)

>   Tăng cường minh bạch thị trường điện (21/08/2013)

>   Nghịch lý than: Tăng giá trong nước, đòi giảm thuế xuất khẩu (21/08/2013)

>   Hiệp định TPP: Quy tắc xuất xứ như một chìa khoá (21/08/2013)

>   Thiếu vốn nghiêm trọng, Genco cầu cứu EVN (21/08/2013)

>   Xuất khẩu đồ gỗ khởi sắc (21/08/2013)

>   Đầu tư 1.400 tỷ đồng nhà máy kim loại hiếm (21/08/2013)

>   Nợ đọng và vòng tròn luẩn quẩn (21/08/2013)

>   Thủ tục đầu tư như “ma trận” (21/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật