Thứ Tư, 21/08/2013 06:53

Nợ đọng và vòng tròn luẩn quẩn

Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khuyến nghị: Sớm giải quyết phần nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 94.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp (DN).

DN không bán được hàng, nợ đọng phát sinh ngày càng nhiều

Nền kinh tế gặp khó khăn, thị trường trầm lắng. DN không bán được hàng. Hệ lụy nghiêm trọng là nợ đọng phát sinh ngày càng nhiều. DN không trả được nợ vay ngân hàng nên nợ xấu phát sinh và đang là “khối u” rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Không bán được hàng, DN không trả được nợ các nhà cung cấp, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội. Nhà cung cấp không thu được tiền hàng nên lại nợ quá hạn với ngân hàng, nợ các nhà cung cấp khác, nợ lương, thuế và bảo hiểm xã hội...

Đó là cái vòng luẩn quẩn và cái vòng tròn này chỉ có thể được phá vỡ khi DN thu được tiền bán hàng và cung ứng dịch vụ. Khi thị trường vẫn còn “ảm đạm”, nợ đọng giữa các DN với nhau sẽ rất khó xử lý. Tuy nhiên, số nợ phải thu không hoàn toàn là của DN khác mà có một khách hàng rất quan trọng: Nhà nước. Vì vậy, khi nhà nước thanh toán nợ đọng cho DN đã bán hàng, cung ứng dịch vụ cho nhà nước và đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao sẽ là khâu mở đầu quan trọng phá vỡ “vòng luẩn quẩn” nợ đọng hiện nay.

Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khuyến nghị: Sớm giải quyết phần nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 94.000 tỷ đồng cho các DN.

 Số nợ đọng của nhà nước với các doanh nghiệp xây dựng gấp ba lần gói hỗ trợ bất động sản đang thực hiện. Vì vậy, tháo được “cục máu đông” 94.000 tỷ đồng là đã có được cú hích khá mạnh cho thị trường.

Thật khó hiểu với số tiền nhà nước nợ các DN xây dựng đến 94.000 tỷ đồng? Khó hiểu vì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã có kế hoạch và được đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc do nhà nước bảo lãnh. Do đó, không có lý do gì để DN đã bỏ vốn của mình hoặc đi vay để hoàn thành công trình và không ít công trình đã đưa vào sử dụng mà nhà nước lại không trả tiền! Hơn nữa, có bình đẳng hay không khi DN nợ thuế thì có rất nhiều chế tài từ xử phạt đến cưỡng chế, còn nhà nước nợ DN lại rất... vô tư?

Số nợ đọng của nhà nước với các DN xây dựng gấp ba lần gói hỗ trợ bất động sản đang thực hiện. Vì vậy, tháo được “cục máu đông” 94.000 tỷ đồng là đã có được cú hích khá mạnh cho thị trường.

Vì sao có số nợ đọng xây dựng cơ bản tới 94.000 tỷ đồng? Ngân sách nhà nước chưa có tiền chăng? Điều đó có thể xảy ra nhưng chắc chắn khoản tiền dự kiến để đầu tư cho công trình đã xây dựng theo kế hoạch đã chi cho mục đích khác. Đó không phải là lỗi của DN. Hay các DN chưa làm xong thủ tục để thanh toán? Nguyên nhân này, nếu có, cũng không nhiều vì làm thủ tục thanh toán là nghiệp vụ đặc biệt quan trọng của DN xây dựng. Hồ sơ thanh toán của DN đang trong thời gian “nghiên cứu”? Không loại trừ nguyên nhân này và đó chính là sự yếu kém của bộ máy công quyền.

Dù với bất kỳ lý do gì, việc nhà nước thanh toán khoản nợ đọng về xây dựng cơ bản gần 94.000 tỷ đồng cho các DN là đòi hỏi cấp bách.

Luật gia Vũ Xuân Tiền

Báo công thương

Các tin tức khác

>   Thủ tục đầu tư như “ma trận” (21/08/2013)

>   Doanh nghiệp xuất khẩu điều kín đơn hàng (21/08/2013)

>   Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm từ gạo (21/08/2013)

>   Sẽ dùng thuế “trị” dự án chậm triển khai (21/08/2013)

>   Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản đến 2020 (21/08/2013)

>   Ngành dệt may hướng nội (21/08/2013)

>   Hà Nội sẽ có 300 DN vừa và nhỏ về công nghiệp hỗ trợ (20/08/2013)

>   Gỡ khó khăn cho DN triển khai thương mại điện tử (20/08/2013)

>   Đề xuất áp giá trần cho xăng, điện để chống độc quyền (20/08/2013)

>   Sẽ hình thành bộ thủ tục đầu tư thống nhất cả nước (20/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật