Thứ Ba, 20/08/2013 22:24

CPI tháng 8 tại Hà Nội tăng vọt vì dịch vụ y tế

Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thủ đô tháng 8/2013 tăng 3,16% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng tháng năm trước. Tính từ đầu năm, CPI của Thủ đô đã tăng 5,19%.

* TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,31%

Diễn biến CPI qua các tháng tại Hà Nội - Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Sau 7 tháng biến động nhẹ, mức tăng CPI tháng 8 bằng 1,5 lần mức tăng của 7 tháng trước đó và gấp 2,5 lần mức tăng của tháng Tết, vốn giá cả thường tăng cao, vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia.

Nhìn vào diễn biến giá cụ thể, việc khó đoán này có thể hiểu được bởi giống như tháng 9 năm 2012, mức tăng mạnh mẽ này chủ yếu đến từ các quyết định hành chính chứ không phải các cân đối trên thị trường. Nói cách khác, tháng này, các nguyên nhân phi thị trường đóng vai trò quan trọng trong diễn biến chỉ số giá.

So với các tỉnh đã tăng giá dịch vụ y tế theo thông tư liên bộ Y tế - Tài chính, Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có mức tăng cao nhất cả nước. Nếu không tăng giá các dịch vụ y tế, CPI tháng 8 của Thủ đô chỉ tăng 0,59%.

Nhóm tăng mạnh tiếp theo trong tháng cũng đến từ các quyết định hành chính. Xăng dầu sau các lần tăng giá từ tháng trước vẫn dư âm ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tháng này.

Nhóm giao thông tăng 1,23% so tháng trước chủ yếu đến từ các mặt hàng xăng dầu các loại. Theo quan sát trên thị trường, các mặt hàng liên quan trực tiếp đến xăng dầu như các dịch vụ vận tải hành khách của xe ôtô và xe buýt vẫn chưa tăng giá.

Cũng bị ảnh hưởng bởi tăng giá xăng dầu và gas, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 0,95% so với tháng trước.

Một điểm đáng chú ý khác cần được lưu ý là diễn biến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi tăng 0,78% so tháng trước. Từ sau Tết, lương thực thực phẩm có diễn biến ổn định và giảm nhẹ, nhưng đã bứt phá rõ rệt trong tháng 8 này. Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,3% và đặc biệt thực phẩm tăng 0,94% so tháng trước tập trung ở các mặt hàng thịt và rau xanh.

Rau xanh đã tăng mạnh do nguồn cung bị ảnh hưởng nặng sau các đợt mưa lớn kéo dài thời gian qua. Còn giá thịt, theo các đầu mối thịt ở chợ Hà Đông, nguồn cung thịt cho thị trường Hà Nội chủ yếu từ các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam nên việc giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua đã khiến giá bán thịt lợn hơi bị đẩy lên cao hơn.

Ngoài nguyên nhân trên, theo các đầu mối ở chợ Dịch Vọng, từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi lợn cũng không có lãi do giá thịt hơi giảm mạnh. Chính vì vậy, chuồng trại bị thu hẹp nhiều khiến nguồn cung cũng hạn chế. Rất có thể giá thịt sẽ tăng tiếp trong những tháng tới. Đây sẽ là những tác động không nhỏ đến chỉ số giá từ nay đến cuối năm.

Trong tháng, 2 mặt hàng đặc biệt nhưng không được tính vào chỉ số giá tiêu dùng là vàng và đô la Mỹ đã diễn biến cùng chiều khi được ghi nhận ở các mức tăng 0,69% và 0,16% so với tháng trước.

Thái Hà

vneconomy

Các tin tức khác

>   TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,31% (20/08/2013)

>   Đồng loạt tăng giá = “Liều thuốc độc” (19/08/2013)

>   “Đau đầu” với doanh nghiệp FDI vắng chủ (17/08/2013)

>   Giá cả trong tháng 8 sẽ tương đối ổn định (14/08/2013)

>   IMF kết luận kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định trở lại (14/08/2013)

>   Đề nghị báo cáo tình hình tái cơ cấu kinh tế (13/08/2013)

>   Bước chuyển đột phá trong điều hành? (12/08/2013)

>   Hà Nội dành 318 tỷ đồng bình ổn giá (12/08/2013)

>   Tận dụng cơ hội trong thách thức (11/08/2013)

>   IMF: “Nhà chức trách Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể” (11/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật