Thứ Năm, 29/08/2013 16:33

5 năm sau khủng hoảng kinh tế: Đâu là chỗ dựa

Lần đầu tiên kể từ sau khi nổ ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đang đóng góp vào quá trình phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới nhiều hơn so với các nền kinh tế mới nổi.

Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế mới nổi đang có các vấn đề về tăng trưởng kinh tế cũng như tài chính, sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển cũng chưa có gì là chắc chắn.

Với các nền kinh tế mới nổi, đáng chú ý là sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Mục tiêu tăng trưởng chính thức được đặt ra cho năm nay là 7,5%, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Nhưng một số nhà kinh tế cảnh báo Trung Quốc khó có thể đạt được mục tiêu này.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tốc đã gây ra những tác động lớn đối với các nền kinh tế Đông Nam Á và đối với các nước xuất khẩu nguyên liệu như Brazil và Australia.

Mức tăng trưởng kinh tế của Brazil, nước xuất khẩu chính đậu tương và quặng sắt sang Trung Quốc, trong quý 1/2013 thấp một cách đáng thất vọng là 0,6%, sau khi chỉ đạt mức 0,9% trong năm 2012, so với con số 2,7% trong năm 2011 và 7,5% năm 2010. Australia, quốc gia xuất khẩu lượng lớn quặng sắt, bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng hàng vào Trung Quốc giảm mạnh.

Tuy nhiên, suy giảm tăng trưởng không phải là vấn đề duy nhất của Trung Quốc. Lo ngại đang gia tăng rằng khoản nợ của Trung Quốc, hậu quả của việc tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tốc đã gây ra những tác động lớn đối với các nền kinh tế Đông Nam Á.

Một nghiên cứu đăng trên tờ Financial Times cho biết tổng nợ của Trung Quốc có thể lên tới 200% GDP, một tỷ lệ rất đáng lo ngại.

Trong khi đó, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng sự suy giảm kinh tế của Ấn Độ, với dự báo tăng trưởng năm nay đạt 5%, đúng bằng một nửa tỷ lệ tăng trưởng cách đây 3 năm, sẽ làm nặng nề thêm khoản nợ của một số doanh nghiệp lớn của nước này. Hệ thống tài chính của Ấn Độ đang bị thất thoát vốn lớn, dẫn đến việc phải tái thực thi chương trình hạn chế xuất khẩu, nhằm hãm đà giảm giá đồng rupee.

Indonesia, từng là một trung tâm tăng trưởng, cũng đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về tài chính.

Trong khi đó, không phải các nền kinh tế phát triển đang phục hồi mạnh mẽ, vì tốc độ tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế lớn vẫn chưa được như thời kỳ trước khủng hoảng và dường như khả năng này rất khó diễn ra trong thời gian gần.

Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ đạt 1,5% vào năm 2013, thấp hơn mức dự đoán 2% được đưa ra vào tháng 5/2013, chưa kể việc không có cơ sở để bảo đảm rằng đây là mức tăng trưởng bền vững.

Trong khi đó, Khu vực đồng sử dụng đồng euro tăng trưởng trở lại (tăng 0,3%) trong quý 2/2013 sau 6 quý liên tiếp suy giảm, nhưng không có nghĩa châu Âu đã hết khó khăn. Nhiều nhà phân tích cho rằng trong 3 năm tới, mức tăng trưởng hàng năm ít nhất phải đạt 2-3%, châu Âu mới hy vọng giảm được tỷ lệ thất nghiệp, nhưng thực tế cho thấy một kịch bản như vậy rất khó đạt được.

Theo tờ Wall Street Journal, châu Âu khó có thể thoát khỏi tình trạng hiện nay do còn phải đối mặt với quá nhiều trở ngại: các biện pháp thắt lưng buộc bụng vẫn được duy trì, tín dụng hạn chế, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của các gia đình thấp và đầu tư chưa mạnh.

Với Nhật Bản, mục tiêu của ngân hàng nước này tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ dường như đã có tác dụng kích thích nền kinh tế, với tăng trưởng trong quý 2 vừa qua đạt 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn dưới mức dự đoán là 3,6%./.

Phạm Phú Phúc

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Cứu đồng rupia, NHTW Indonesia nâng lãi suất lên 7% (29/08/2013)

>   CEO Steve Ballmer và những sai lầm 'tỷ đô' tại Microsoft (29/08/2013)

>   Brazil nâng lãi suất lên 9% chống chọi với lạm phát (29/08/2013)

>   Ấn Độ kêu gọi kiều dân cứu đồng Rupee (29/08/2013)

>   BRICS chi 50 tỉ đô la lập ngân hàng phát triển (29/08/2013)

>   Brazil cam kết ngăn chặn đà mất giá của đồng real (29/08/2013)

>   Các ngân hàng Thụy Sĩ sẵn sàng nộp phạt cho Mỹ (29/08/2013)

>   Vượt 110 USD/thùng, dầu lập đỉnh cao nhất hơn 2 năm (29/08/2013)

>   Liệu khủng hoảng tài chính châu Á có tái diễn? (28/08/2013)

>   Dự trữ vàng của Nga tăng cao nhất kể từ năm 1993 (28/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật