Thứ Tư, 28/08/2013 21:49

Liệu khủng hoảng tài chính châu Á có tái diễn?

Việc các luồng vốn được rút ra trước những lo ngại bất ổn tài chính của Ấn Độ và Indonesia có thể tạo ra một sự lây truyền đến các nền kinh tế mới nổi châu Á khác như Thái Lan, Malaysia hay Philippines vốn được các nhà phân tích nhìn nhận đã ở tình trạng bong bóng bởi tình trạng tín dụng dễ dãi và CSTT quá nới lỏng thời gian vừa qua.

Việc cổ phiếu tại các nền kinh tế có thâm hụt cán cân vãng lai lớn như Ấn Độ, Indonesia những ngày gần đây đang làm dấy lên quan ngại về nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997 – 1998 sẽ tái diễn. Đồng Rupee của Ấn Độ đã mất giá tới 12% kể từ tháng 5/2013 tới nay. Hiện đang có sự hoảng loạn lan rộng trước việc đồng Rupee mất giá cũng như quan điểm cho rằng, việc Chính phủ Ấn Độ đang phải áp dụng các biện pháp ngắn hạn như hạn chế nhập khẩu vàng sẽ không mang lại hiệu quả.

Trong khi đó tại Indonesia, sự mất giá mạnh của đồng Rupiah và giá xuất khẩu hàng hoá suy giảm khiến dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm tới 18% khiến giới đầu tư rất lo ngại. Việc các luồng vốn được rút ra trước những lo ngại bất ổn tài chính của 2 quốc gia này có thể tạo ra một sự lây truyền đến các nền kinh tế mới nổi châu Á khác như Thái Lan, Malaysia hay Philippines vốn được các nhà phân tích nhìn nhận đã ở tình trạng bong bóng bởi tình trạng tín dụng dễ dãi và CSTT quá nới lỏng thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, theo nhiều cơ quan nghiên cứu, sự lo ngại hiện nay của các NĐT là quá mức vì thực tế nền tảng kinh tế của các nước châu Á hiện nay đã tốt hơn thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998 cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 rất nhiều.

Như theo Tổ chức nghiên cứu CIMB Research, diễn biến tình hình gần đây tại Ấn Độ và Indonesia sẽ không tác động tiêu cực nhiều đến các nền kinh tế khác. Với các động lực tăng trưởng nội địa mạnh mẽ và hệ thống tài chính được điều tiết tốt hơn, các thị trường tài chính châu Á sẽ vẫn duy trì được dòng vốn vào ổn định.

Theo giới phân tích, nếu tình trạng bán tháo tiếp tục diễn ra tại một số nền kinh tế đang nổi ở châu Á khiến cho niềm tin và tâm lý trên thị trường nợ thay đổi thì những người chịu tác động lớn nhất tại Trung Quốc có thể là các nhà phát triển bất động sản – những người đã tiến hành nhiều khoản vay mượn ngoại tệ nước ngoài để khai thác lợi thế giá vốn vay rẻ trong những năm qua.

Đỗ Phạm

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Dự trữ vàng của Nga tăng cao nhất kể từ năm 1993 (28/08/2013)

>   Chính phủ Mỹ 'đòi' JPMorgan 6 tỷ USD (28/08/2013)

>   Canada lọt tốp nơi tốt nhất để khởi nghiệp kinh doanh (28/08/2013)

>   Mỹ chỉ tấn công tên lửa Syria trong 3 ngày? (28/08/2013)

>   Doanh nghiệp Mỹ “khát” nhân công (28/08/2013)

>   Dầu vượt 109 USD/thùng lần đầu tiên từ tháng 2/2012 (28/08/2013)

>   Vàng bật tăng gần 30 USD, tiến vào thị trường giá lên (28/08/2013)

>   Doanh nghiệp châu Âu lo lạm phát tăng trở lại (28/08/2013)

>   Xuất hiện các thông tin trái chiều về kinh tế châu Âu (27/08/2013)

>   'Châu Á đang ngồi trên núi ngoại tệ' (27/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật