Thứ Hai, 29/07/2013 09:39

Nhịp đập Thị trường 29/07: Mạnh tay cắt lỗ, VN-Index giảm hơn 8 điểm

Thị trường đã không còn giữ được thế cân bằng như phiên buổi sáng khi áp lực bán cắt lỗ được đẩy mạnh trong phiên chiều. VN-Index vì thế giảm mạnh hơn 8 điểm, xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần kể từ 11/07.

Chốt phiên, VN-Index giảm 8.24 điểm, tương ứng 1.67%, đóng cửa tại 485.69 điểm. Khối lượng giao dịch toàn sàn chỉ dần 33 triệu đơn vị, tương ứng 686 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 02/07. Điều đáng chú ý là HOSE đã bắt đầu kéo dài giao dịch đến 15h từ ngày 22/07.

EIBMBB là hai cổ phiếu ngân hàng còn tăng điểm trong phiên hôm nay. Tuy nhiên điều này cũng không giúp cho thị trường tích cực khi mà nhóm cổ phiếu Large Cap (-1.17%) giảm mạnh nhất.

Vào phiên chiều, dòng tiền lại đổ về cổ phiếu lớn như HQC, ITA, HAG, VIC, REE… đáng chú ý là VIC được thỏa thuận 1.5 triệu cổ phiếu ở mức giá 63,500 đồng/cp và REE thỏa thuận 200 nghìn tại giá trần 27,200 đồng/cp (giá chốt phiên hôm nay giảm 800 đồng, tại 24,700 đồng).

HNX có phiên kéo dài giao dịch đầu tiên đến 15h nhưng vẫn không giúp cho thanh khoản trên sàn cải thiện.

Chốt phiên, khối lượng giao dịch đạt gần 17 triệu đơn vị, tương ứng 125 tỷ đồng. HNX-Index đóng cửa tại 60.78 điểm, giảm 0.55 điểm, hay 0.9%. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này trong hơn 2 tháng qua kể từ ngày 20/05.

Ngoại trừ ACB là điểm sáng duy nhất khi còn tăng 100 đồng thì hầu hết cổ phiếu lớn khác đều giảm đáng kể như PVX, SHB, SCR, VCG, VND, KLS, FLC…Cũng có nhiều cổ phiếu đầu cơ APP, BBS, BST, DST, HAD…tăng điểm nhưng vẫn chưa đủ để giúp thị trường khởi sắc.

Cổ phiếu mới lên sàn FIT có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp với thanh khoản hơn 800 nghìn đơn vị.

13h30: Xuyên thủng 490, thị trường lao dốc

Ngưỡng hỗ trợ 490 đã bị xuyên thủng trong đầu phiên chiều tạo điều kiện để thị trường sụt giảm mạnh hơn. Toàn sàn HOSE có 170 mã giảm và 24 mã giảm sàn.

Thêm hàng loạt cổ phiếu bắt đầu giảm sàn hoặc lùi dần về sát mức giá sàn chỉ trong 30 phút giao dịch đầu tiên trong phiên chiều. Cụ thể, sau HAR thì HLA, FDG, CMX, KMR, ICF… chính thức giảm sàn.

HQC cũng giảm 300 đồng và khả năng nằm tại giá sàn là rất lớn khi lực bán được đẩy lên cao trong khi dư mua sàn chỉ hơn 300 nghìn đơn vị. Cả ITA, ITC, KBC, LCG đều thuộc nhóm cổ phiếu BĐS có khả năng giảm sàn lớn nhất trong phiên hôm nay.

Cùng với đó hàng loạt bluechips lớn khác như REE, SSJ, BVH, VIC, VNM, GAS… cũng đang giảm điểm mạnh mẽ.

Vào lúc này, VN-Index đã giảm 8.23 điểm, tương ứng 1.67%, tạm giao dịch quanh 485.7 điểm. Khối lượng giao dịch cũng tăng lên so với phiên sáng nhưng vẫn còn rất hạn chế, chỉ đạt gần 18 triệu đơn vị, tương ứng 325 tỷ đồng.

Trước mắt hỗ trợ mạnh của VN-Index nằm tại 480 điểm, nếu mức này bị xuyển thủng thì khả năng thị trường còn giảm mạnh nữa.

HNX-Index cũng nới rộng mức giảm lên 0.79 điểm, tương ứng 1.3%, tạm giao dịch quanh 60.54 điểm.

Phiên sáng: Hai sàn đỏ lửa khi thanh khoản thấp nhất trong 8 tháng

Thanh khoản trên HOSE trong phiên sáng giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng qua kể từ phiên giao dịch 29/11/2012 khi mà người mua không muốn tham gia thị trường.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index ghi nhận mức giảm 2.43 điểm, tương ứng 0.49%, tạm dừng tại 491.5 điểm. Khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 10 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 165 tỷ đồng, thấp nhất trong phiên sáng kể từ ngày 29/11/2012.

Thị trường giảm điểm trên diện rộng khi có đến 128 mã giảm (18 mã giảm sàn). Cổ phiếu bluechips như BVH, CTG, DPM, HSG, VNM, HAG, MSN…đều giảm điểm đáng kể. Ngoại trừ EIB và MBB là hai cổ phiếu ngân hàng còn ghi nhận được mức tăng 100 đồng.

Hàng loạt cổ phiếu bắt đầu lộ diện giá sàn mặc khối lượng bán không quá lớn, lực mua yếu chính là nguyên nhân dẫn đến điều này. Cụ thể như ITA, HQC, DLG, CMX, HLA, KBC…

Sự giảm điểm được phân hóa đều cho tất cả nhóm ngành (ngoại trừ ngành sản xuất vật liệu xây dựng vẫn tăng nhẹ). Trong đó, ngành xây dựng, tiện ích công và sản xuất hàng gia dụng giảm nhiều nhất.

Trên HNX, khối lượng giao dịch chỉ đạt gần 6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 43 tỷ đồng. HNX-Index chốt phiên sáng tại 61.18 điểm, giảm 0.15 điểm, hay 0.25%.

VNR là cổ phiếu ảnh hưởng tích cực lớn nhất lên chỉ số HNX-Index khi tăng 1,500 đồng, ACB cũng hỗ trợ tốt khi tăng 100 đồng. Ngược lại VCG, SCR, KLS…giảm điểm lại kéo thị trường đi xuống thấp hơn.

Nhìn chung giao dịch trên cả hai sàn trong phiên sáng hết sức trầm lắng, áp lực bán không mạnh nhưng lực mua quá yếu làm cho thanh khoản thị trường rơi xuống mức thấp. Kỳ vọng phiên giao dịch chiều sẽ khởi sắc hơn khi mà sàn HNX cũng chính thức kéo dài giao dịch đến 15h.

10h30: Khi người chơi giữ tiền

Đến 10h15, khối lượng giao dịch trên toàn hai sàn chủ đạt hơn 7 triệu đơn vị, tương ứng khoảng 83 tỷ đồng cho thấy chiến lược tăng tỷ trọng tiền mặt đang được nhà đầu tư sử dụng.

Cho đến lúc này, sàn HOSE vẫn giảm điểm sau phiên hồi phục cuối tuần trước (điều chỉnh theo kỹ thuật). VN-Index giảm nhẹ 0.25 điểm, tương ứng 0.05%. Kỳ vọng vùng hỗ trợ 490 sẽ đủ mạnh và giữ thị trường không bị sụt giảm mạnh trước khi thị trường đón thông tin tích cực hơn.

Toàn sàn có 93 mã giảm điểm, với nhiều cổ phiếu nổi bật như PET, REE, FPT, BVH, HSG, VIC, PGD… Trong đó, VIC không còn giao dịch bùng nổ về khối lương như những phiên trước đó, đến thời điểm này chỉ đạt hơn 11 nghìn đơn vị.

Giao dịch nhiều nhất là HQC cũng chỉ hơn 246 nghìn đơn vị cho thấy dòng tiền hoàn toàn đứng ngoài và chờ đợi. Điều này vô tình chung làm giao dịch trên thị trường trở nên hết sức trầm lắng và tạo tâm lý chán nản cho giới đầu tư.

Sự nỗ lực của PVX, FLC, ACB đã giúp HNX-Index đứng tại mức tham chiếu lúc 10h27. Toàn sàn có đến 308 mã đứng giá, 31 mã tăng và 48 mã giảm điểm. FLC cũng là cổ phiếu giao dịch lớn nhất với khối lượng hơn 835 nghìn đơn vị.

Mở cửa: “Né” bluechips, thị trường chưa thể hồi phục

Trong khi nhóm cổ phiếu Mid Cap và Small Cap hồi phục đầu phiên thì chỉ số Large Cap tiếp tục giảm điểm. Điều này làm hai sàn tiếp tục giảm thấp hơn với khối lượng giao dịch ở mức rất thấp.

Sau gần 30 phút mở cửa, thanh khoản trên HOSE vẫn chưa đạt đến 1 triệu đơn vị. VN-Index mở cửa giảm tương ứng 0.23 điểm, hay 0.05%, tạm giao dịch quanh 493.63 điểm.

ITA, MSN, EIB, MBB… là một trong ít cổ phiếu lớn còn giữ được mức tăng nhẹ vào đầu phiên. Ngược lại, HAG, HPG, HQC, DPM, KBC… tiếp tục giảm điểm. Đáng chú ý HAR tiếp tục giảm sàn phiên thứ 3 liên tiếp, tương ứng giảm gần 20%.

Với việc dòng tiền có dấu hiệu chuyển từ bluechips sang cổ phiếu penny thì ITD, KDH, LCM, MCG, NTL, PDR, PGC… đang hồi phục trở lại. Thị trường vẫn đang chờ đợi thông tin tích cực hơn và tâm lý nhà đầu tư cũng ổn định trở lại sau khi sụt giảm đáng kể trong tuần trước.

Trước mắt, kỳ vọng thông tin kết quả kinh doanh quý 2/2013 ở một số cổ phiếu lớn công bố tích cực sẽ tạo cú hích cho thị trường.

Sàn HNX vẫn giao dịch hết sức trầm lắng mặc dù đón nhận thông tin chính thức kéo dài giao dịch đến 15h cùng ngày. HNX-Index liên tục đảo chiều tăng giảm do ảnh hưởng bởi một vài cổ phiếu lớn tăng giảm theo.

Đến 9h30, FLC, ACB ghi nhận mức tăng nhẹ đã giúp HNX-Index tăng 0.06 điểm, tương ứng 0.09%, tạm giao dịch quanh 61.39 điểm.

KLS đang giảm 100 đồng trong khi PVX, SCR, SHB, VND… đang ở mức tham chiếu.

Sanh Tín

INFONET 

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 29/07 – 02/08: Chuyển hướng khi bluechip hạ nhiệt? (28/07/2013)

>   Chứng khoán Tuần 22 - 26/07: Xả mạnh khi thông tin thực xuất hiện! (26/07/2013)

>   VCF: Quý 2, chi phí bán hàng bất ngờ gấp đôi cùng kỳ khiến lãi ròng giảm tới 71% (26/07/2013)

>   VCF: Quý 2, chi phí bán hàng bất ngờ gấp đôi cùng kỳ khiến lãi ròng giảm tới 71% (26/07/2013)

>   VCF: Quý 2, chi phí bán hàng bất ngờ gấp đôi cùng kỳ khiến lãi ròng giảm tới 71% (26/07/2013)

>   PTKT phiên chiều 26/07: Test lại vùng 480 – 490 điểm (26/07/2013)

>   Nhịp đập thị trường 26/07: Large Cap kéo chỉ số (26/07/2013)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/07 (25/07/2013)

>   PTKT phiên chiều 25/07: SMA100 đang hỗ trợ! (25/07/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 25/07: Tiền đi đâu? (25/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật