Thứ Hai, 01/07/2013 13:04

Kẹt với thép, Tata nhảy sang làm điện

Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để đầu tư vào một dự án nhiệt điện quy mô lớn tại Việt Nam, trong bối cảnh dự án tổ hợp thép mà nhà đầu tư này đề xuất tại Hà Tĩnh vẫn tiếp tục vướng mắc.

Cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu đã có buổi tiếp đại diện tập đoàn Tata (Ấn Độ) nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực sản xuất điện năng.

Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư tường thuật rằng Thứ trưởng Thu đã bày tỏ mong muốn được đón các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là những tập đoàn lớn như Tata.

Việc Tata đã và đang triển khai dự án nhiệt điện Long Phú 2 tại Sóc Trăng đã đánh dấu sự trở lại của Tata tại Việt Nam, sau khi dự án thép 5 tỷ USD tại Hà Tĩnh bị bế tắc do giải phóng mặt bằng.

Đại diện Tata bày tỏ vinh dự được Chính phủ Việt Nam tin tưởng giao cho tập đoàn triển khai dự án nhiệt điện Long Phú 2, đồng thời khẳng định, Tata sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.

Trước đó, như VnEconomy đã đưa tin, công ty Tata Power thuộc tập đoàn Tata của Ấn Độ đã giành hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 tại Sóc Trăng.

Truyền thông quốc tế đánh giá việc giành hợp đồng xây nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam sẽ mở đường thúc đẩy những tham vọng của Tata Power tại thị trường Đông Nam Á cũng như chính sách hướng Đông của Ấn Độ.

Dự án nhiệt điện Long Phú 2 khi được thực hiện sẽ là thương vụ đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Ấn Độ vào Việt Nam. Công suất của dự án là 1.200 MW và việc xây dựng dự án nhiệt điện nói trên sẽ bắt đầu vào năm 2019.

Long Phú 2 là một trong ba nhà máy điện thuộc Trung tâm Điện lực Long Phú. Nhiệt điện Long Phú 1 với công suất 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) làm chủ đầu tư. Nhiệt điện Long Phú 2 đã được giao cho Tập đoàn Sông Đà làm chủ đầu tư từ tháng 5/2010, nhưng vào tháng 8 năm ngoái, do phải tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án thủy điện nên Tập đoàn Sông Đà đã xin trả lại dự án này.

Dự án thép của Tata được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng vốn là 5 tỷ USD và công suất là 4,6 triệu tấn một năm. Tuy nhiên, vướng mắc trong vấn đề trách nhiệm cũng như chi phí trong giải phóng mặt bằng khiến dự án nằm yên nhiều năm nay.

Hoài Ngân

vneconomy

Các tin tức khác

>   Samsung không ngừng đổ vốn, Việt Nam được gì? (01/07/2013)

>   Lượng điện cung ứng giảm do xảy ra sự cố điện (01/07/2013)

>   Thái Nguyên "khai tử" dự án của Tập đoàn Phú Thái (01/07/2013)

>   Quỹ bình ổn bị “lạm dụng? (01/07/2013)

>   Yêu cầu các tập đoàn, tổng Cty báo cáo tình hình tài chính (01/07/2013)

>   Nhiều cơ hội cho xuất khẩu dệt may (01/07/2013)

>   Doanh nghiệp cá tầm "kêu cứu" (30/06/2013)

>   Xuất khẩu trái cây đến các thị trường cao cấp tăng mạnh (30/06/2013)

>   Doanh nghiệp ngoại ồ ạt thuê đất “chui” (30/06/2013)

>   Chính phủ đồng ý cho Thaco giãn thuế 1.200 tỷ đồng (30/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật