Thứ Ba, 16/07/2013 21:33

Huy động vàng trong dân: Những bước đi “chéo giò”

Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã hoàn tất chỉ đạo tất toán vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đây là quãng thời gian giúp NHNN kiểm tra xem lực cầu vàng vật chất lớn như thế nào. Từ đó, sớm tính cách huy động vàng trong dân, khai thác nguồn lực này. Nhưng câu chuyện không đơn giản.

Thời điểm huy động vàng trong dân

Trước khi NHNN thực hiện các phiên đấu thầu vàng, lượng vàng trong dân ước tính 300 - 500 tấn vàng. Sau 41 phiên đấu thầu, với tổng lượng vàng cung ra thêm 44 tấn nữa, một nửa số này cũng bị mất hút trong dân. Như vậy, làm phép tính sơ bộ, người dân đang nắm trên 500 tấn vàng. Số vàng này nếu được huy động, ngoại tệ quốc gia sẽ cân đối đáng kể so với nợ nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Vàng trong nước cao hơn vàng quốc tế 4,5 triệu đồng/lượng

Ngày 15-7, thị trường Hà Nội, giá vàng SJC tại Tập đoàn DOJI là 37,5 – 37,65 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường Tp.HCM, công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) đang giao dịch vàng miếng tại 37,32 – 37,62 triệu đồng/lượng. Trong khi đó giá vàng thế giới ở điểm 1.292 USD/ounce tương đương 33,1 triệu đồng/lượng. Như vậy so với thế giới, giá vàng trong nước cao hơn 4,5 triệu đồng/ lượng.

Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Tiên Phong nhận định, giá vàng trong nước trong mấy phiên gần đây đã có dấu hiệu tích cực: nhu cầu mua vàng đấu thầu không quá lớn như trước đây; chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giảm; Tỷ giá dần đi vào ổn định. Do đó nếu có nhu cầu mua vàng trong thời gian này cần thận trọng.

Đ.H

Thị trường vàng Việt Nam cũng có nhiều điểm cố hữu. Thứ nhất, đó là truyền thống người Việt Nam là tích trữ vàng. Thứ hai là cân đối của nền kinh tế thiếu ổn định. Và cuối cùng là lạm phát vẫn luôn ám ảnh. Với bối cảnh các kênh đầu tư động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn, ngoại hối bị cấm, lãi suất tiền gửi thấp… nên tâm lý khi găm giữ vàng lại trở nên… có lý.

Vấn đề khó nhất đối với việc huy động vàng hiện nay chính là việc làm thế nào để thay đổi tâm lý của người dân. Ngoài tâm lý tích trữ, người dân cũng thích cất giữ vàng trong nhà hơn là gửi vào ngân hàng. Ấy là chưa kể, cũng có thực tế người dân khi mang vàng đi gửi ngân hàng phải mất nhiều thủ tục, chưa kể việc gửi còn mất phí, không thể dễ dàng lấy ra sử dụng.

Vì vậy, cần tạo niềm tin của người dân khi gửi vàng. Và dường như NHNN đã đi đúng hướng. Sau khi các lùm xùm về việc giữ hộ vàng của DN đang là biến tướng "bình mới rượu cũ” của hình thức gửi tiết kiệm vàng NHNN đã chấn chỉnh lại thị trường, ép việc giữ hộ vàng, huy động vàng vào khung. Chỉ những NHTM được NHNN cấp phép các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn mới được phép nhận mới các khoản vàng giữ hộ của khách hàng. Điều này tạo tâm lý an toàn cho người dân, tài sản của mình được cơ quan quản lý, NHNN đứng sau cam đoan an toàn.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu những tác động có thể phát sinh sau khi các ngân hàng chấm dứt hoạt động cho vay, huy động vàng. NHNN cần sớm công bố chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người dân cũng như của các chủ thể trong nền kinh tế có liên quan đến vàng bao gồm: quyền và điều kiện huy động vàng trong xã hội hoặc giữ hộ vàng cho dân, chuyển nhượng, mua bán, cơ chế xuất nhập khẩu vàng và cơ chế đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế…

Nghĩa là, đây chính là thời điểm hợp lý để NHNN tính đến việc huy động vàng trong dân.

Có nên tiếp tục đấu thầu vàng ?

Nhưng muốn thoát khỏi vàng nhanh nhất, việc cần làm là tăng niềm tin tiền đồng không bị mất giá. Thế nhưng, trong thời điểm nhạy cảm, NHNN lại đang có những bước đi dường như trái chiều với chiến lược chống vàng hóa và bài toán huy động vàng trong dân.

Trong khi ngân hàng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, với mục tiêu tăng trưởng vốn là 12%, đáng lẽ NHNN phải đồng hành cùng các NHTM đổ vốn vào DN, vực dậy kinh doanh. Đằng này, lại dùng tiền, ngoại tệ đổ vào vàng đấu thầu.

Thử phân tích những bước đi: liên tục nhập vàng về, rồi cung vàng ra cho DN, thông qua DN bán cho dân hút tiền đồng về. Vô hình trung đã khiến cho đồng nội tệ ngày càng khan hiếm, vùng phủ sóng vàng hóa ngày càng lớn. Đứng ở góc độ sản xuất, vốn chết vào vàng cũng ngày càng lớn. Mục đích khai thác vàng trong dân đang bị diễn tiến ngược.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thẳng thắn nói, NHNN nên dừng việc đấu thầu. Còn chuyên gia kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng - TS Nguyễn Thị Hiền cho rằng, cần nhanh chóng trả lại thị trường cho vàng, vì dù có tiếp tục đấu thầu cũng không cải thiện được tình hình. Bài toán huy động vàng trong dân hiện nay vẫn đang bị lỡ nhịp, nhắc ra rồi nhưng chưa có giải pháp.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Vì sao lĩnh vực khai thác vàng lại bị thiệt hại nặng? (16/07/2013)

>   14 tổ chức tín dụng đã "vét sạch" 26.000 lượng vàng (16/07/2013)

>   Giá vàng SJC giảm nhẹ trước phiên đấu thầu thứ 44 (16/07/2013)

>   Vàng tăng lần thứ 5 trong 6 phiên, vượt 1,280 USD/oz (16/07/2013)

>   Tiếp tục “bơm” vàng cho thị trường (15/07/2013)

>   Đầu cơ vàng: Người tính không bằng… chính sách tính (15/07/2013)

>   Bát nháo phí giữ vàng (15/07/2013)

>   Đầu tuần, giá vàng SJC tăng 50.000 đồng mỗi lượng (15/07/2013)

>   Phó Tổng TienPhongBank: Nhu cầu vàng vật chất vẫn rất lớn (14/07/2013)

>   Chuyện dài thu hẹp chênh lệch giá vàng (14/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật