Thứ Năm, 25/07/2013 21:16

Eurozone có thể thoát suy thoái nhờ lĩnh vực chế tạo

Lần đầu tiên trong một năm rưỡi qua, hoạt động chế tạo tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã cho thấy sự tăng trưởng trong tháng Bảy này, trong khi đây cũng là tháng mà các nhà máy tại Mỹ hoạt động tốt, duy chỉ có cỗ máy chế tạo của Trung Quốc là tiếp tục giảm tốc.

Khảo sát điều tra của Markit cho thấy Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp sơ bộ của Eurozone tăng từ mức 48,7 điểm trong tháng Sáu lên 50,4 điểm trong tháng Bảy, lần đầu tiên kể từ tháng 1/2012 chỉ số này vượt được qua ranh giới 50 điểm giữa tăng trưởng và suy giảm. PMI trong lĩnh vực chế tạo cũng ở mức cao trong hai năm là 50,1 điểm, so với 48,8 điểm.

Đó là một sự đền đáp cho những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm đưa khu vực đồng tiền chung châu Âu ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế kéo dài nhất trong lịch sử tồn tại của khối.

Theo nhà kinh tế trưởng của Markit, Chris Williamson, với số liệu PMI mới nhất, Eurozone có thể sẽ thoát khỏi suy thoái trong quý III/2013. Mức tăng trưởng dự báo của khu vực cho quý này là 0,1%.

Trong khi đó, PMI chung về điều kiện kinh doanh của Trung Quốc giảm từ 48,2 điểm trong tháng Sáu xuống 47,7 điểm trong tháng Bảy, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012 và là tháng thứ ba liên tiếp ở dưới 50 điểm.

Những con số trên có thể lại làm tăng mối lo ngại về nguy cơ hạ cánh cứng của kinh tế Trung Quốc, vốn đã giảm tốc 9 trong 10 quý qua. Tăng trưởng kinh tế của nước này được nhận định sẽ tiếp tục lùi xuống 7%. Dù các nhà lãnh đạo nhấn mạnh ưu tiên cho các cải cách, họ khó có thể thuyết phục được các nhà đầu tư rằng sẽ không để nền kinh tế giảm tốc quá mạnh.

Nhu cầu từ Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác yếu hơn đã góp phần khiến cho hoạt động của các nhà máy tại Mỹ giảm sút trong những tháng gần đây, dù hoạt động chế tạo ở nước này đã bật tăng nhẹ trong tháng Bảy, nhờ nhu cầu trong nước cao hơn. PMI sơ bộ của lĩnh vực chế tạo tăng lên 53,2 điểm, mức cao nhất trong 4 tháng, trong khi sản lượng cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng Ba năm nay.

Dù số liệu PMI báo trước rằng tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn trong quý III, song không thể là lý do đầy đủ để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vội vàng kết thúc chương trình kích thích kinh tế. Ông Williamson cho rằng các nhà hoạch định chính sách của FED sẽ chờ đến khi nền kinh tế đủ mạnh để có thể tự đứng vững thì mới rút các biện pháp kích thích.

Về triển vọng kinh tế Eurozone, Chủ tịch Diễn đàn các thể chế tài chính và tiền tệ chính thức, David Marsh nhận định tình hình ở khu vực này có phần nào cải thiện trong 12 tháng tới, song đà tăng trưởng vẫn rất không ổn định.

Ông Marsh nêu lên những rủi ro đối với kinh tế Eurozone như nguồn thanh khoản dồi dào vào các thị trường tài chính châu Âu có thể giảm sút, khi kinh tế Mỹ cải thiện, tiền bơm vào nền kinh tế cũng giảm đi. Ông cũng đề cập tới khả năng về một đợt tái cơ cấu nợ khác đối với Hy Lạp trong năm tới, sau bầu cử ở nước này./.

Lê Minh

vietnam+

Các tin tức khác

>   Mỹ điều tra bán phá giá ống thép nhập khẩu từ châu Á (24/07/2013)

>   Việt Nam: Niềm tin DN giảm xuống âm 14% (23/07/2013)

>   Nợ công trong Eurozone tăng với tốc độ nguy hiểm (23/07/2013)

>   Paul Krugman: "Kinh tế Trung Quốc sắp đâm vào Vạn Lý Trường Thành" (23/07/2013)

>   Pepsi lưỡng lự với lời chào của Mondelez (22/07/2013)

>   Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng năm nay xuống 4,2% (22/07/2013)

>   Trung Quốc thả nổi lãi suất cho vay của các TCTD (21/07/2013)

>   Nợ công của Chính phủ Tây Ban Nha tiếp tục tăng (18/07/2013)

>   Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng dưới 1% trong quý II (16/07/2013)

>   Ai Cập: Các "ông tướng" chủ doanh nghiệp gây lũng đoạn (16/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật