Thứ Tư, 03/07/2013 21:28

ECB: Khủng hoảng nợ công làm giảm vị thế đồng Euro

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 3/7 nhận định cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng ở khu vực này đã làm vị thế của đồng euro trên trường quốc tế có phần giảm sút trong năm 2012, song có những dấu hiệu cho thấy tình hình này đang cải thiện.

Nhận định trên được ECB đưa ra trong báo cáo đánh giá về việc sử dụng đồng euro ở ngoài Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Khủng hoảng nợ công ở Eurozone đã khiến nhiều nước trên thế giới giảm tỷ trọng đồng euro trong dự trữ ngoại tệ trong năm 2012.

Theo ECB, tỷ trọng đồng euro trong dự trữ ngoại tệ (được công bố) trên toàn cầu trong năm 2012 đã giảm xuống 23,9% so với 25,1% một năm trước đó đồng thời tỷ trọng của đồng euro trên thị trường nợ quốc tế giảm từ 26,2% xuống 25,5%, do căng thẳng trên thị trường nợ công ở Eurozone đã làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế đồng euro.

Năm 2012 là năm thứ ba liên tiếp, tỷ trọng của đồng euro trong dự trữ ngoại tệ toàn cầu giảm và tỷ trọng này đứng ở mức thấp nhất kể từ năm 2000.

Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây cũng cho thấy lượng nắm giữ đồng euro nói trên tiếp tục giảm trong quý 1/2013, mặc dù đồng euro vẫn là đồng tiền dự trữ quan trọng thứ hai trên thế giới sau đồng USD.

Tuy nhiên, thành viên Ban điều hành ECB, Joerg Asmussen, cho hay ECB không lo ngại về việc vai trò quốc tế của đồng euro giảm sút vì lượng sử dụng đồng euro dưới vai trò là đồng tiền dự trữ trên thị trường ngoại hối toàn cầu vẫn ở mức năm 2012.

Nhiều chỉ số cho thấy đà sụt giảm vị thế quốc tế của euro có thể đã chạm đáy hoặc thậm chí đảo ngược trong nửa cuối năm 2012, sau khi ECB công bố chương trình mua trái phiếu (dù chương trình này hiện chưa được khởi động).

ECB dẫn kết quả cuộc thăm dò ý kiến của 60 ngân hàng trung ương hồi đầu năm nay cho hay có tới 89% số người trả lời cho rằng tuyên bố trên của ECB đã làm giảm bớt những mối quan ngại về đồng euro.

Báo cáo của ECB cũng cho hay mối quan ngại của giám đốc các quỹ ngoại hối liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone cũng có phần dịu bớt vào đầu năm 2013.

Theo báo cáo trên, việc sử dụng các đồng tiền không phải là đồng tiền dự trữ truyền thống như đồng đôla Australia và đôla Canada đang trên đà tăng, nhưng việc thiếu các thị trường tài chính lớn, sâu sắc và có tính thanh khoản cao đã cản trở những đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ chủ chốt.

Hơn nữa, việc sử dụng những đồng tiền này đứng trước nguy cơ giảm sút khi các điều kiện thị trường bình thường trở lại.

Trong khi đó, những hạn chế về tài chính, chính sách kiểm soát vốn và sự thiếu linh hoạt về ngoại tệ đã làm giảm việc sử dụng đồng Nhân dân tệ như là đồng tiền quốc tế, đặc biệt là dưới vai trò đồng tiền dự trữ.

Tuy nhiên, nếu chính phủ nước này đẩy mạnh cải cách, đồng Nhân dân tệ có thể giữ vai trò quốc tế quan trọng hơn trong ngắn hạn./.

Như Mai

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Áp lực bao vây, nhiều ngân hàng lớn châu Âu bị hạ xếp hạng tín nhiệm (03/07/2013)

>   Trung Quốc: Trả giá vì đầu tư và tín dụng tràn lan (03/07/2013)

>   Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ mở hầm vàng ở Singapore (03/07/2013)

>   Vàng rớt 5 USD/oz trong một giây (03/07/2013)

>   NHTW Australia giữ lãi suất thấp kỷ lục, nhận định AUD có thể tiếp tục rớt giá (02/07/2013)

>   Ngân hàng Nhật Bản bơm lượng tiền kỷ lục vào nền kinh tế (02/07/2013)

>   Thống đốc ngân hàng nào được trả cao nhất thế giới? (02/07/2013)

>   Dầu tiến sát 98 USD/thùng sau số liệu kinh tế khả quan của Mỹ, Nhật và Eurozone (02/07/2013)

>   Vàng bật tăng hơn 30 USD/oz nhờ lực mua để thoát vị thế bán khống (02/07/2013)

>   Síp bị đánh giá 'vỡ nợ từng phần' (01/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật