Thứ Hai, 29/07/2013 18:53

Châu Á thắt chặt tín dụng mạnh chưa từng thấy từ khủng hoảng tài chính

Ông Frederic Neumann, đồng giám đốc điều hành và nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng thắt chặt tín dụng tại châu Á là do cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra tại Trung Quốc và Ấn Độ.

* TTCK châu Á chuẩn bị cho một tuần bận rộn

 

Kết quả khảo sát mới nhất từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho thấy điều kiện cho vay tại các ngân hàng châu Á đã bị thắt chặt mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong quý 2, chỉ số đánh giá điều kiện cho vay ngân hàng châu Á của IIF giảm xuống còn 45.7 điểm, tức dưới ngưỡng quan trọng 50 điểm – mốc phân chia giữa tình trạng chắt chặt và nới lỏng tín dụng. Đồng thời, đây là mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu vào năm 2009.

Châu Á cũng là khu vực thắt chặt các điều kiện cho vay mạnh nhất trong số các thị trường mới nổi toàn cầu.

Theo đó, IIF đã tiến hành khảo sát 133 ngân hàng tại các khu vực Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á, Trung Đông, châu Phi và mức 45.7 điểm của châu Á là thấp nhất trong số các khu vực được khảo sát. Mỹ Latinh là khu vực thấp thứ hai với 47.6 trong khi Trung Đông và châu Phi cùng có kết quả cao nhất tại 52.9.

Theo báo cáo của IIF, 3 yếu tố dẫn đến việc thắt chặt tín dụng tại châu Á bao gồm: các điều kiện cấp vốn nội địa ngày càng sa sút, nợ xấu cao và nhu cầu vay vốn ngày càng suy yếu.

Chỉ số điều kiện cấp vốn tại khu vực này giảm còn 45.2, mức thấp nhất kể từ năm 2011 và thấp nhất trong số các khu vực được khảo sát. Báo cáo nhấn mạnh khoảng 38% các ngân hàng được khảo sát của châu Á đã thắt chặt các điều kiện cấp vốn, cao hơn gấp hai lần so mức chỉ 15% trong quý 1 năm nay.

Châu Á còn là khu vực có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn bộ cuộc khảo sát. Chỉ số nợ xấu giảm về mức 44, thấp hơn so mức bình quân toàn cầu là 48.1 và mức dưới 50 cho thấy nợ xấu ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, nhu cầu vay vốn cũng suy giảm quý thứ hai liên tiếp với nhu cầu vay vốn tiêu dùng và bất động sản thương mại giảm lần đầu tiên kể từ năm 2011.

Ông Frederic Neumann, đồng giám đốc điều hành và nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng thắt chặt tín dụng tại châu Á là do cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong tháng 6, dẫn đến tình trạng thắt chặt thanh khoản của các nhà cho vay trong nước khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) quyết định không bơm tiền mặt nhằm ngăn chặn tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức.

Tuy nhiên, đà leo thang gần đây của lãi suất liên ngân hàng cho thấy mức độ biến động vẫn chưa hề suy giảm. Lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày tăng lên 5% trong ngày thứ Hai sau khi nhảy vọt 4% hôm thứ Sáu, cao hơn mức bình quân khoảng 3%.

Trong tuần qua, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) cũng tiến hành thắt chặt thanh khoản nhằm chặn đứng đà sụt giá của đồng rupi. Theo đó, RBI đã buộc các ngân hàng duy trì dự trữ bắt buộc ở mức 99%.

Kể từ đầu tháng 7 đến nay, các thị trường tài chính đã dần bình ổn nhưng các nhà phân tích đều đồng ý rằng cần có thêm bằng chứng về thanh khoản tại các nền kinh tế lớn để khôi phục đà tăng trưởng trong các quý tới.

Phước Phạm (Theo CNBC)

Infonet

Các tin tức khác

>   Publicis và Omnicom sáp nhập thành tập đoàn lớn (28/07/2013)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ (28/07/2013)

>   Lợi nhuận ròng của Singapore Airlines đã tăng 56% (28/07/2013)

>   Thêm nhiều thương vụ M&A quy mô trong lĩnh vực ngân hàng (27/07/2013)

>   UBS chi 885 triệu USD giải quyết vụ chứng khoán Mỹ (27/07/2013)

>   Dầu chạm đáy 2 tuần dưới 105 USD/thùng (27/07/2013)

>   Tại sao bong bóng nợ của Trung Quốc chưa vỡ? (26/07/2013)

>   Nên thu tiền người dùng Facebook (26/07/2013)

>   Dầu đóng cửa trên 105 USD/thùng (26/07/2013)

>   Vàng tăng gần 1%, trở lại mốc 1,328 USD/oz (26/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật