Tại sao bong bóng nợ của Trung Quốc chưa vỡ?
Trung Quốc đang phải đối mặt với viễn cảnh của một cuộc khủng hoảng tài chính? Đó là câu hỏi cấp bách mới nhất của các nhà điều hành kinh tế nước này khi mà trong 2 quý liên tiếp, chỉ số tăng trưởng suy giảm liên tiếp.
Tăng trưởng trong quý II của Trung Quốc giảm xuống mức 7,5%, đây là lần suy giảm thứ 2 liên tiếp trong hơn suốt 10 năm chỉ có tăng trưởng của nước này. Tổng số nợ hiện tại hơn 170 nghìn tỷ USD, bằng khoảng 210% GDP, mức nợ này đã tăng 50% so với 4 năm trước. Những con số trên được Wang Tao, phụ trách kinh tế Trung Quốc tại Công ty chứng khoán UBS ước tính.
Quy mô của những con số đó cho thấy những lo lắng về khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc là có cơ sở. Số nợ này chủ yếu nằm trong khu vực doanh nghiệp có đòn bẩy cao đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nợ doanh nghiệp đạt 113% GDP vào cuối năm 2012, tăng từ 86% trong năm 2008, khi lãnh đạo nước này chỉ đạo các ngân hàng làm đầu mối cho vay nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Động thái này làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, các doanh nghiệp công ty lớn nhất vay quốc doanh trong ngành công nghiệp nặng như thép, nhôm, mặt trời, và đóng tàu…đang đè nặng dư thừa tài trợ bởi tín dụng quá dễ dàng.
Một phần đáng kể cho vay mới sẽ hướng tới trả lãi suất các khoản vay cũ, theo ông Wang cho biết. "Các nhà sản xuất phải đối mặt với vấn đề tạo ra nguồn cung quá nhiều có thể làm các khoản cho vay mới trở nên không hiệu quả", Liao Qiang, Giám đốc công ty chuyên xếp hạng các tổ chức tài chính Standard & Poor ở Trung Quốc cho biết, "Và các ngân hàng trong năm tới sẽ thấy áp lực ngày càng tăng, từ các nhà phát triển bất động sản, công ty xây dựng, cho đến khách hàng là chính quyền địa phương đi vay".
Trong khi các báo cáo chính thức của các khoản nợ xấu rất thấp, chỉ dưới 1% ở khu vực ngân hàng thương mại tính đến cuối năm ngoái, con số quá nhỏ và dễ dàng phủ nhận thực trạng. Việc vay nợ của chính quyền địa phương đã đóng một phần lớn trách nhiệm trong việc không thể kiểm soát làn song ngân hàng ngầm của Trung Quốc. Theo báo cáo của UBS, hệ thống đen này đã tăng mạnh trong những năm gần đây và hiện nay chiếm khoảng một phần ba tổng sản phẩm trong nước.
Phần lớn tiền đã được bơm vào các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản sẽ không mang lại lợi nhuận trong nhiều năm tới. Nếu thị trường bất động sản của Trung Quốc trở nên dễ chịu hơn, các chính quyền địa phương sẽ bán đất để bù trừ cho các khoản vay của họ.
Trong khi nhiều nhà phân tích đang ngày càng thấy nền kinh tế của Trung Quốc ảm đạm, họ vẫn cho rằng có rất ít nguy cơ một cuộc khủng hoảng hệ thống sẽ xảy ra. Sự kiểm soát của chính quyền trung ương sẽ bảo vệ Trung Quốc khỏi một đợt kích hoạt suy thoái tài chính trong nước như Thái Lan và Malaysia vào cuối những năm 1990. Ngoài ra, nợ nước ngoài của Trung Quốc là rất nhỏ, chỉ có 7.2% GDP theo số liệu của Ngân hàng Hoàng gia Kuijs, vì vậy một sự thay đổi trong dự cảm của giới tài chính nước ngoài sẽ không có tác động nhiều.
Với tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao và khoảng 1,7 nghìn tỷ USD tài sản ròng của khối ngoại, Trung Quốc có một nguồn tài chính phong phú có khả năng bảo lãnh cho các ngân hàng cũng như các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn.
Con số của Ngân hàng Kuijs chỉ ra rằng ngay cả khi một kịch bản “căng thẳng nghiêm trọng” xảy ra, khiến cho 1/3 các khoản vay xấu mất khả năng thanh toán thì chi phí giải cứu cũng chỉ cộng vào số nợ của chính phủ 7% GDP, và tổng nợ vẫn chưa vượt quá con số kiểm soát 60% GDP.
"Chắc chắn sẽ có sự lộn xộn trong nền kinh tế. Nhưng Trung Quốc có đủ khả năng tài chính để hấp thụ các vấn đề như thế này", bà Wang của UBS nói một cách lạc quan, "Mức nợ không phải là một sự phán xét chính trong việc liệu một quốc gia có vấn đề nghiêm trọng nào hay không. Vấn đề là liệu nó có khả năng để nợ hay không, và cho đến nay Trung Quốc vẫn có khả năng đó".
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không vội vàng giải quyết vấn đề nợ. Trong một cuộc họp gần đây với các nhà kinh tế, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng các nhà lãnh đạo sẽ không cho phép tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới 7%. Shen Minggao, người đứng đầu Nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Tập đoàn Citigroup thì cho rằng: "Nếu Trung Quốc muốn giảm nợ, kết quả sẽ là tốc độ tăng trưởng xuống thấp hơn. Họ sẽ phải lựa chọn giữa tăng trưởng và giảm nợ".
Phan Sương
Infonet
|