Thứ Ba, 09/07/2013 14:18

Bắc Kinh cắt giảm tín dụng để tái cân bằng kinh tế

Trong một thông báo cuối tuần trước, Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ cắt giảm tín dụng để củng cố các ngành công nghiệp đang "đau đầu" vì dư thừa công suất, đồng thời tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động đầu tư thái quá với sự hỗ trợ của luồng tín dụng giá rẻ.

Bắc Kinh đã phác thảo kế hoạch để các ngân hàng hỗ trợ cho mô hình tái cân bằng kinh tế mà các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc mong muốn, đó là tập trung vào khu vực chế tạo công nghệ cao.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã "ngụ ý" rằng tốc độ tăng trưởng nhanh trong ba thập niên qua cần phải điều chỉnh xuống.

Các chuyên gia phân tích cho rằng thông báo vừa qua phát đi tín hiệu cho thấy ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc thúc đẩy cải cách cho dù kinh tế trong nước giảm tốc mạnh hơn dự kiến.

Li Huiyong, chuyên gia kinh tế tại Shenyin Wanguo Securities (Thượng Hải), nhận xét: thông báo chỉ đạo trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tập trung vào tái cơ cấu để ổn định kinh tế, hơn là bơm tiền để hỗ trợ tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Sự sa sút tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bắt đầu gây sức ép đối với một số doanh nghiệp.

China Rongsheng Heavy Industries Group, hãng đóng tàu tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã phải yêu cầu sự hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ và các cổ đông lớn, sau khi cắt giảm nhân lực và chậm thanh toán cho các nhà cung cấp.

Các chuyên gia phân tích cho rằng tập đoàn này là "nạn nhân" lớn nhất của ngành đóng tàu - hiện đang trong cảnh dư thừa công suất và lượng đơn đặt hàng co lại trong bối cảnh hoạt động vận tải hàng thuỷ toàn cầu sa sút. Lượng đơn đặt hàng tại các hãng đóng tàu Trung Quốc đã giảm khoảng một nửa trong năm 2012.

Quốc vụ Viện khẳng định sẽ đảm bảo duy trì tín dụng đối với các doanh nghiệp có các sản phẩm cạnh tranh, nhưng chính phủ sẽ làm việc với các ngân hàng để giám sát giảm dần tín dụng đối với các doanh nghiệp khác.

Thông báo cuối tuần trước là dấu hiệu mới nhất cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc kiên quyết đưa nhịp độ tăng tưởng (với sự tiếp sức của tín dụng) vào vòng kiểm soát.

Ma Tao, chuyên gia phân tích thuộc công ty nghiên cứu đầu tư CEBM Group (có trụ sở ở Thượng Hải), cho rằng vật liệu xây dựng, thép và nhôm là các khu vực đang phải chịu cảnh dư thừa công soát, nợ nhiều và chi phí đi vay cao.

Tăng trưởng tín dụng bùng nổ, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng "bóng tối," được giới phân tích coi là một trong những rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc, cùng với "bong bóng" trên thị trường bất động sản và nợ của chính quyền địa phương.

Kể từ năm 2010, sau khi có báo cáo cho biết nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc lên tới 10.700 tỷ Nhân dân tệ, nước này chưa công bố thống kê chính thức về chỉ số này.

Hương Giang

vietnam+

Các tin tức khác

>   Thụy Sỹ mạnh tay với gian lận tài chính (09/07/2013)

>   NHTW châu Á trở thành tâm điểm chú ý trong tuần (08/07/2013)

>   Nhật thặng dư tài khoản vãng lai bốn tháng liên tiếp (08/07/2013)

>   Thông tin điều hành lãi suất các NHTW tuần từ 1-5/7/2013 (08/07/2013)

>   "Kinh tế thế giới không tăng trưởng như mong đợi" (08/07/2013)

>   Hy Lạp sắp nhận hơn 8 tỷ USD tiền giải cứu (08/07/2013)

>   Mỹ: Tạo việc làm mới song tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao (07/07/2013)

>   Tín dụng cho khu vực tư nhân Eurozone tiếp tục giảm (07/07/2013)

>   "Nền kinh tế Ai Cập chỉ còn tồn tại trong sáu tháng" (07/07/2013)

>   Indonesia: Dự trữ ngoại tệ xuống dưới 100 tỷ USD (07/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật