Thứ Bảy, 22/06/2013 08:53

Quỹ trái phiếu đi tiếp thế nào?

Trong bối cảnh cơ hội kiếm lời của kênh trái phiếu chính phủ (TPCP) đã gần cạn, các quỹ trái phiếu làm thế nào để đem lại lợi nhuận cho cổ đông trong nửa cuối năm nay vẫn đang là câu hỏi khó.

Đầu năm nay, hai quỹ mở đầu tiên thành lập đều là quỹ đầu tư vào trái phiếu. Nhà quản lý quỹ của hai quỹ MBBF (của MBCapital) và VFF (của Vinawealth) khi đó đều kỳ vọng xu hướng giảm lãi suất nửa đầu năm 2013 sẽ đem lại khởi đầu tốt đẹp cho quỹ trái phiếu của mình.

Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp đang bật tăng trở lại suốt hai tuần nay, sau khi chạm xuống các mức thấp nhất vào đầu tháng 6 và dường như sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Khả năng giữ được thành tích của quỹ trái phiếu bắt đầu trở nên không chắc chắn.

Nhìn chung, các nhà đầu tư trái phiếu vẫn hy vọng lợi suất TPCP sẽ giảm thêm khoảng 50 điểm nữa.

“Tôi có lo lắng về việc liệu NAV của quỹ có quay đầu giảm hay không. Cửa kiếm lợi cho trái phiếu dường như đang rất hẹp”, cổ đông của một trong các quỹ trái phiếu nói.

Tính đến thời điểm này, mức tăng NAV của MBBF và VFF đang ở mức vừa phải. VFF trong 10 tuần kể từ khi khai trương tính đến ngày 11/6 có NAV/chứng chỉ quỹ tăng 1,94% lên 10,194 đồng/chứng chỉ quỹ - tương ứng với mức tăng khoảng 10,1%/năm. MBBF cũng trong 10 tuần kể từ khi khai trương tính đến cuối tháng 5 tăng 1,58%, tương ứng với mức tăng 8,2%/năm.

Trong trường hợp cơ cấu hai quỹ chủ yếu là TPCP, mức tăng cao hơn lãi suất tiết kiệm một chút nói trên cộng với tính an toàn gần như tuyệt đối của TPCP được người trong ngành đánh giá là chấp nhận được.

Tổng tài sản của hai quỹ đến nay vẫn chưa tăng nhiều - số chứng chỉ quỹ phát hành thêm của mỗi quỹ tính đến cuối tháng 5 xấp xỉ 1 tỷ đồng, trên tổng số vốn ban đầu là hơn 50 tỷ đồng mỗi quỹ. Một quỹ đầu tư trái phiếu khác là VFMVFB của VFM hiện cũng mới chủ yếu có vốn góp từ nhà đầu tư tổ chức – thông tin khiến giới đầu tư ít nhiều đặt câu hỏi về việc có phải cổ đông lớn của VFM chiếm phần chính trong số vốn góp này.

Ông Đặng Vị Thanh, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của Vinawealth nói với ĐTCK rằng, VFF chuẩn bị có một “khoản đầu tư thêm đáng kể”.

Trong khi đó, các quỹ vẫn đang khá kín tiếng về chiến lược đầu tư sắp tới của mình. Trao đổi với ĐTCK, VFF chỉ cho biết, Quỹ sẽ “tùy theo diễn biến thị trường” để chuyển sang các tài sản khác gồm trái phiếu dài hạn hơn, công cụ đầu tư có lãi suất thả nổi hoặc danh mục hỗn hợp bao gồm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và TPCP để “tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro”.

Một số ý kiến nghĩ đến việc các quỹ sẽ chuyển sang đầu tư vào TPDN - loại tài sản đang có lãi suất rất cao lên tới gần gấp đôi lãi suất TPCP hiện nay. Tuy nhiên, Thông tư 183/2011/TT-BTC về hướng dẫn thành lập quỹ mở quy định, quỹ mở chỉ được đầu tư vào trái phiếu niêm yết hoặc trái phiếu chuẩn bị niêm yết của doanh nghiệp, trong khi đó, có rất hiếm TPDN được niêm yết trên sàn giao dịch hiện nay.

Mặt khác, tăng đầu tư vào TPDN chưa chắc sẽ giúp các quỹ đạt lợi nhuận ấn tượng hơn. Hai quỹ đầu tư trái phiếu VDeF-A và VDeF-B của Dragon Capital - hai trong số ít những quỹ đầu tư trái phiếu nổi bật hiện nay - đều đạt được thành tích tương đối tốt. Nhưng trong đó, cân đối giữa lợi nhuận - rủi ro của VDeF-B, quỹ có tỷ trọng TPDN cao, dường như kém ưu thế hơn VDeF-A.

VDeF-B có tỷ trọng 28% TPDN và 5% trái phiếu liên kết cổ phiếu (tương ứng 33% tài sản rủi ro), có lợi nhuận 5 tháng đầu năm đạt 8,7%. Trong khi VDeF-A có tỷ trọng tài sản rủi ro thấp hơn nhiều, chỉ với 8% TPDN, nhưng lợi nhuận cũng không thấp hơn là bao, đạt 8% trong cùng thời gian báo cáo. Trong năm 2012, hai quỹ này đạt lợi nhuận tương ứng là 17,9% và 17,4%.

Khảo sát của ĐTCK cho thấy, nhìn chung, các nhà đầu tư trái phiếu trong ngắn hạn vẫn đang hy vọng lợi suất TPCP sẽ còn tiếp tục giảm thêm khoảng 50 điểm nữa. Các nhà đầu tư cho rằng, việc bật lại của thị trường TPCP hiện nay vẫn chưa bền, bởi diễn biến này chỉ có nghĩa là các NĐT đang đẩy mạnh chốt lời chứ chưa phải là họ đã tìm được một tài sản mới đủ ưu thế để thay thế cho kênh TPCP.

Hải Linh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thị trường TPCP tăng trưởng ấn tượng (21/06/2013)

>   Huy động thành công 3.250 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (20/06/2013)

>   VCSC: Thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục điều chỉnh (20/06/2013)

>   Tìm thấy trái phiếu tiền tỷ của HabuBank (20/06/2013)

>   Nhà đầu tư trái phiếu đổi hướng không dễ! (19/06/2013)

>   Huy động thành công 1.900 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (13/06/2013)

>   Chính phủ phát hành trái phiếu 15 năm (11/06/2013)

>   SFI: Phát hành trái phiếu chuyển đổi (11/06/2013)

>   Nói lãng phí vốn TPCP, xin mời đi thực tế (09/06/2013)

>   Ăn đong trong “rổ” vốn (08/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật