Thứ Năm, 27/06/2013 09:40

Nhịp đập Thị trường 27/06: VN-Index đóng cửa trên 480, HNX có giao dịch thỏa thuận khủng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/06 đánh dấu sự trở lại của VN-Index khi vượt thành công mốc 480 điểm. Áp lực chốt lời tại mức giá cao tuy vẫn còn nhưng không quá mạnh, khi nhà đầu tư khi chấp nhận mua ở mức giá xanh.

Tâm lý hứng khởi này được khơi nguồn bởi các mã trụ cột như BVH, GAS, VIC, VNM khi các mã này luôn duy trì được sức tăng kể từ đầu phiên. Đặc biệt, trong phiên chiều, MSN cũng đã quay về mốc tham chiếu đã gỡ bỏ áp lực đang đè nặng lên tâm lý thị trường.

Trong các mã kể trên, tăng mạnh nhất thuộc về GAS với mức tăng 2,000 đồng/cp, tương ứng 3.5%, nhưng ở GAS chỉ tăng mạnh vào cuối phiên chiều.

CTG tiếp tục là mã được giao dịch nhiều nhất ngày hôm nay khi giao dịch hơn 3.6 triệu đơn vị. Chốt phiên CTG tăng 500 đồng/cp lên mức 20,100 đồng/cp. EIB giao dich cũng khá tốt khi có hơn 1.4 triệu đơn vị được giao dịch, VCB, MBB đứng ở mức giá xanh, STB tham chiếu.

Dòng bất động sản nổi bật là KBC với dư mua trần hơn 80 ngàn đơn vị, ngoài ra, HAG, ITA, HQC, OGC đều giao dịch trên 1 triệu đơn vị.Về thủy điện TBC tăng mạnh nhất với 6.6% và đứng ở giá trần 16,200 đồng/cp, PPC, VSH, BTP,… đều tăng trong đó PPC giao dịch nhiều nhất với hơn 1.25 triệu đơn vị.

Về ngành đầu khí có PVT, PET tăng trần, với dư mua trần lần lượt là hơn 155 ngàn đơn vị và hơn 122 ngàn đơn vị.

Tính đến hết phiên ngày 27/06 toàn HOSE có 158 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 92 mã đứng giá. Điều này giúp VN-Index tăng 9.42 điểm, tương ứng 1.99%, lên mức 482.95 điểm. Tuy tăng, nhưng khối lượng giao dịch không nhiều, chỉ đạt hơn 46 triệu đơn vị, tương ứng 887.48 tỷ đồng. Việc thanh khoản không cao thể hiện chưa rõ ràng về một xu hương tăng của chỉ số VN-Index.

Còn tại HNX, chỉ số HNX-Index tăng 0.61 điểm, tương ứng 0.98% lên mức 62.85 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 57 triệu đơn vị, tương ứng 391.82 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch này phần lớn thuộc về FLC.

Chưa tính giao dịch trên sàn, chỉ tính giao dịch thỏa thuận, FLC đã chiếm hơn 55% khối lượng toàn sàn khi có tới hơn 31.6 triệu đơn vị được thỏa thuận. Đáng chú ý tại FLC là việc mua bán của mẹ con Chủ Tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết. Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu từ ngày 24/06 đến ngày 19/07, trong khi đó mẹ Chủ tịch này đăng ký bán 7.5 triệu cổ phiếu từ 26/06 đến 23/07.

Tính giao dịch tại sàn, FLC cũng là cổ phiếu đứng đầu với hơn 4.2 triệu đơn vị được giao dịch. Chốt phiên FLC tăng 200 đồng/cp lên mức 6,400 đồng/cp.

Trong 3 mã ngân hàng tại HNX thì có 2 mã đứng tham chiếu là ACBSHB với khối lượng giao dịch lần lượt là 778 ngàn đơn vị và hơn 3.3 triệu đơn vị, NVB tăng nhẹ 100 đồng/cp lên mức 7,000 đồng/cp.

13h30: Tăng 7 điểm, VN-Index lấy lại mốc 480 điểm

Việc tăng điểm của tất cả các nhóm cổ phiếu từ VS-Micro Cap đến VS-Large Cap đang giúp chỉ số VN-Index tiếp cận lại ngưỡng 480 đã bị phá vỡ ở các phiên trước.

Tính gần 30 phút giao dịch buổi chiêu, chỉ số VN-Index tăng gần 7 điểm, tương ứng 1.34% lên mức 480.36 điểm, khối lượng giao dịch hơn 35 triệu đơn vị, tương ứng 698.54 tỷ đồng. Đa số các cổ phiếu Bluechip đều tăng điểm mạnh kéo thị trường vượt mốc 480 điểm.

Các cổ phiếu thuộc nhóm large Cap tăng điểm nhiều nhất, tính đến hiện tại, nhóm large Cap tăng 1.32%, bên cạnh đó nhóm cổ phiếu Mid Cap cũng tăng điểm tốt

Phiên sáng: Dòng tiền vẫn đứng ngoài?

Mặc dù kết thúc phiên sáng chỉ số trên hai sàn tăng điểm nhưng mức tăng có phần đáng lo ngại khi thanh khoản chỉ duy trì ở mức thấp, bên cạnh đó, việc nhà đầu tư chấp nhận bán ở mức giá cao trong phiên cũng làm cho 2 chỉ số không thể tăng mạnh.

Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 4.36 điểm, tương ứng 0.92%, lên mức 477.89 điểm, khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 31.4 triệu đơn vị, tương ứng 608 tỷ đồng. Trong đó, gần 2.7 triệu đơn vị là giao dịch thỏa thuận.

ITA là mã có giao dịch thỏa thuận nhiều nhất khi có 1.18 triệu đơn vị được giao dịch, kế tiếp đó là VNM với hơn 637 ngàn đơn vị được giao dịch.

Về giao dịch trên sàn, CTG là cổ phiếu giao dịch nhiều nhất với gần 3.3 triệu đơn vị, kết phiên sáng CTG tăng 400 đồng/cp lên mức 20,000 đồng/cp.

Mã PVT phiên sáng nay giao dịch cũng khá sôi nổi khi có gần 1.6 triệu đơn vị được giao dịch, kết phiên PVT đứng ở giá trần 5,900 đồng/cp, tăng 300 đồng/cp.Ngoài PVT tăng trần, các cổ phiếu như KBC, PXL, TBC, TTF, SFI,… cũng tăng trần, trong đó, KBC, PXL với dư mua trần lần lượt là gần 85 ngàn đơn vị và gần 105 ngàn đơn vị. KBC có khối lượng giao dịch hơn 835 ngàn đơn vị.

Xét về ngành, kết phiên sáng, cổ phiếu thuộc nhóm ngành tiện ích công tăng giá nhiều nhất với 2.47%, vận tải – kho bãi tiếp sau với 1.88%. Ngược lại, nông – lâm – ngư là nhóm ngành giảm nhiều nhất với 1.36%.

Các mã trụ cột đều tăng giá nhưng áp lực bán tại giá cao khá lơn làm các mã này không thể tang mạnh. Kết phiên, BVH tăng 400 đồng/cp, VIC tăng 1,000 đồng/cp, VNM tăng 1,000 đồng/cp, GAS tăng 500 đồng/cp. MSN tiếp tục giảm điểm.

Tại HNX, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0.12 điểm, tương ứng 0.19% lên mức 62.36 điểm, khối lượng giao dịch không cải thiện bao nhiêu khi chỉ đạt gần 14 triệu đơn vị, tương ứng 98.65 tỷ đồng.

ACB cho tín hiệu tích cực hơn khi quay về mốc tham chiếu, SCR tăng nhẹ 100 đồng/cp.

VND, VCG, SHB đứng tham chiếu. FLC đã gia tăng khối lượng giao dịch lên gần 2.7 triệu đơn vị.

Toàn HNX có 74 mã tăng giá, 55 mã giảm giá và 259 mã đứng giá.

10h30: Bắt đáy hay cắt lỗ?

Thị trường có dấu hiệu chững lại và giằng co quanh mức tăng đã đạt được vào đầu phiên. Trong khi đó thanh khoản duy trì thấp và áp lực bán vẫn mạnh khiến nhiều người tỏ ra quan ngại về khả năng NĐT đang cắt lỗ hơn là thực hiện bắt đáy.

Tính đến 10h30, tại HOSE, có 107 mã tăng giá, gần gấp 3 lần số mã giảm giá. Điều này giúp VN-Index giữ được mức tăng 4.33 điểm vào đầu phiên, tương ứng 0.91% lên mức 477.86 điểm. Mặc dù tăng điểm, nhưng khối lượng giao dịch ở mức thấp khi chỉ đạt gần 20 triệu đơn vị, tương ứng gần 442 tỷ đồng.

Các mã trụ cột như BVH, GAS, VCB, VIC, VNM tiếp tục giữ được mức tăng, thậm chí mức tăng còn gia tăng so với đầu phiên như VCB tăng 300 đồng/cp, VIC tăng 1,000 đồng/cp, VNM tăng 2,000 đồng/cp. Trong đó VNM với thông tin tích cực là thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam, VIC vốn điều lệ tăng thêm 1.74 tỷ đồng.

PVD với thông tin 6 tháng lãi ròng trên 850 tỷ đồng cũng tăng 600 đồng/cp lên mức 46,600 đồng/cp, LCG trúng thầu dự án Formosa trị giá 1,060 tỷ đồng cũng tăng nhẹ 100 đồng/cp.

Trong khi đó nhiều cổ phiếu lớn khác như MSN, NBB vẫn giảm điểm. HAR đã thoát khỏi giá sàn nhưng vẫn còn giảm 1,400 đồng.

Còn tại HNX, Chỉ số HNX đã chuyển sắc xanh lúc 9h30, nhưng chỉ tăng nhẹ, và có lúc đã quay đầu giảm điểm. Nhưng do tâm lý khá tích cực từ HOSE, HNX tính đến 10h30 tăng 0.07 điểm lên mức 62.31 điểm. Thanh khoản tại HNX rất thấp khi chỉ đạt gần 9 triệu đơn vị.

ACB vẫn tiếp tục giảm, VCG cũng không ngoại lệ, SHB, VND, SCR, KLS đứng mức giá xanh, PVX, FLC đứng tham chiếu.

FLC như các phiên trước đây vẫn là cổ phiếu giao dịch nhiều nhất với hơn 2 triệu đơn vị được giao dịch, SHB, SCR theo sau với khối lượng lần lượt là hơn 1.5 triệu đơn vị và hơn 1 triệu đơn vị.

Mở cửa: Tiếp tục hồi phục!

Lực cầu bắt đáy tiếp tục được cải thiện vào đầu phiên giúp thị trường hồi phục lên mức cao hơn. Sự tích cực của TTCK Mỹ và Châu Á cũng tác động tốt lên tâm lý NĐT trong nước.

Điểm tích cực đầu phiên sáng nay là nhóm cổ phiếu bluechips đã tìm lại được mức tăng đáng kể. Đáng chú ý như VNM, HAG, GAS, VIC, VCB, DPM, BVH…

Ngoài lực cầu giá cao đang tăng trở lại, thị trường còn nhận hỗ trợ một phần bởi thông tin chứng khoán thế giới tích cực như Phố Wall tăng điểm, chứng khoán Châu Á cũng hồi phục đáng kể.

Sau 15 phút mở cửa, khối lượng giao dịch chỉ đạt gần 1.4 triệu đơn vị, nhưng tín hiệu tích cực là sự tăng điểm của chỉ số VN-Index. VN-Index mở cửa tăng 2.71 điểm, sau đó nhanh chóng ghi nhận mức tăng gần 5 điểm vào lúc 9h30, tương ứng 1.02%, tạm giao dịch quanh 478.38 điểm.

Cổ phiếu CTG tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 2, mở phiên CTG tăng 300 đồng/cp, lên mức 19,900 đồng/cp, nhưng do tâm lý thận trong, CTG chuyển về giao dịch tại giá 19,700 đồng/cp. Khối lượng giao dịch tại CTG cũng đạt tương đối khi ở mức 129 ngàn đơn vị. Ngoài ra, ở ngành ngân hàng còn có cổ phiếu VCB đang giao dịch tại giá xanh, các cổ phiếu khác như EIB, STB, MBB hiện vẫn đang dứng tham chiếu.

Cổ phiêu ngành bất động sản mở phiên cũng khá tốt khi ITA, HQC, OGC, KBC,… đều đang ở mức giá xanh, trong đó giao dịch nhiều nhất là KBC với 166 ngàn đơn vị.

Các cổ phiếu ngành điện chỉ có PPC là giao dịch sôi nổi nhất, hiện PPC tăng 700 đồng/cp lên mức 22,700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 80 ngàn đơn vị. PET được ETF thêm vào danh mục ngày 07/06 cũng đang đứng ở mức giá xanh, tăng 500 đồng/cp lên mức 20,200 đồng/cp.

CMX và HAR giảm sàn ngay đầu phiên, riêng HAR ghi nhận phiên giảm sàn thứu 4 liên tiếp.

Sắc xanh cũng đã quay lại sàn HNX khi chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0.02 điểm, tương ứng 0.03% , ở mức 62.26 điểm.

Sau 30 phút đầu,ACB mở phiên giảm điểm nhẹ, VND chưa xác đinh được giá, trong khi đó SHB, VCG, PVX, KLS chỉ đứng mức tham chiếu. SCR, FLC tăng nhẹ.

Giao dịch nhiều nhất thuộc về SHB với 390 ngàn đơn vị, FLC và SCR theo sau với 329 ngàn đơn vị và 316 ngàn đơn vị.

Giao dịch tại HNX khá trầm lắng.

Duy Hoàng

Infonet 

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/06 (26/06/2013)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/06 (26/06/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 26/06: Lại bắt đáy cuối phiên, hai sàn đảo chiều tăng nhẹ (26/06/2013)

>   Vietstock Daily 26/06: Áp lực giải chấp trở lại (25/06/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 25/06: Giải chấp? (25/06/2013)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/06 (24/06/2013)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/06 (24/06/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 24/06: MSN giảm sàn, VN-Index mất mốc 490 điểm (24/06/2013)

>   Vietstock Weekly 24 - 28/06: “Bão” ETF qua đi, thị trường lại sáng sủa? (23/06/2013)

>   Chứng khoán Tuần 17 – 21/06: ETF xả, ”ta” gom hàng! (22/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật