Thứ Ba, 11/06/2013 22:50

JP Morgan: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại

Tổ chức JP Morgan nhận định về kinh tế Việt Nam: "Tình trạng nợ xấu và hoạt động yếu kém của các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng tín dụng cũng như nhập khẩu".

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 4/2013, tổng số dư nợ xấu toàn hệ thống là 137,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7 nghìn tỷ đồng (15,8%) so với cuối năm 2012 (4 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tăng 36,2%), tốc độ tăng bình quân 3,94%/tháng (giảm đáng kể so với tốc độ tăng 9%/tháng của cùng kỳ năm 2012).

Mặc dù tốc độ tăng của nợ xấu đã được kiềm chế, song tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng do dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm. Theo đó, đến cuối tháng 4/2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,67%, tăng so với mức 4,08% của cuối năm 2012 và 3,07% cuối năm 2011 .

Trong báo cáo nghiên cứu kinh tế mới đây của JP Morgan, tổ chức này đánh giá cán cân thương mại của Việt Nam đã chuyển thặng dư sau khi đầu tư giảm mạnh, kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu giảm.

Ngoài ra, xuất khẩu tăng cũng góp phần thúc đẩy cán cân thương mại năm 2012 chuyển sang thặng dư lần đầu tiên kể từ năm 1992, với mức thặng dư bằng khoảng 0,6% GDP. Trước đó 4 năm, Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt thương mại lên tới 20% GDP.

Một điểm đáng lưu ý mà JP Morgan đưa ra là xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy nhờ các mặt hàng điện tử như: điện thoại, máy tính, phụ kiện và linh kiện của các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu các sản phẩm điện tử chiếm tới 23% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng so với mức 18% của năm 2012 và 5% của năm 2009.

JP Morgan nhận định tình hình cán cân thương mại của Việt Nam có ít khả năng thay đổi mạnh trừ khi vấn đề nợ xấu của các ngân hàng trong nước được giải quyết, nhưng việc đó khó có thể xảy ra sớm.

Báo cáo của JP Morgan viết: "Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ yếu và đầu tư tiếp tục giảm khi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng tiếp tục đối mặt với các khoản nợ xấu vốn đã xuất hiện từ thời kỳ đầu tư bùng nổ”.

Từ năm 2007 đến năm 2012, đầu tư đã giảm từ mức là 43,1% GDP xuống 30,1%. Cũng theo bản báo cáo, dù Chính phủ đã quyết định thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu của các ngân hàng, nhưng quá trình này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều.

Và "với việc tín dụng không tăng trưởng mạnh, nhu cầu nhập khẩu có thể tiếp tục yếu, đồng nghĩa với cán cân thương mại của Việt Nam sẽ tương đối cân bằng trong những năm tới", báo cáo này kết luận.

Hải Anh

doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   Khơi thông dòng vốn để thúc đẩy tăng trưởng (11/06/2013)

>   Tín hiệu mới của nền kinh tế (11/06/2013)

>   Tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ (11/06/2013)

>   5 tháng trị giá vay nợ, viện trợ đạt 2,75 tỷ USD (10/06/2013)

>   Việt Nam có tận dụng được cơ hội 2 năm? (10/06/2013)

>   Có thể lại phải kích cầu (10/06/2013)

>   Hàng tỉ USD “chôn” tại doanh nghiệp nhà nước (10/06/2013)

>   TS Lê Xuân Nghĩa giữ chức Viện trưởng BDI (08/06/2013)

>   Nippon Zoki xây nhà máy 90 triệu USD tại Bắc Ninh (08/06/2013)

>   Sống ở TpHCM rẻ hơn Hà Nội (07/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật