Chủ Nhật, 02/06/2013 20:36

Gần 40% kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép

Nguồn tin từ Bộ Thông tin Truyền thông cho biết, tính đến ngày 2-6, có 29 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền của Việt Nam. Như vậy mới có khoảng gần 40% các kênh truyền hình nước ngoài đã từng phát sóng tại Việt Nam được cấp phép.

Trước thời điểm quy định các kênh truyền hình nước ngoài phải được cấp phép mới được phát sóng có hiệu lực (trước ngày 15-5), có tổng số 75 kênh truyền hình nước ngoài phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền của Việt Nam; gồm cả truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình qua mạng internet (IPTV)...

Theo quy định của Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền (ban hành theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), kể từ ngày 15-5-2013, để được phát sóng tại Việt Nam, các kênh truyền hình nước ngoài phải được cấp giấy phép biên tập. Bất cứ nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nào phát sóng các kênh truyền hình nước ngoài chưa có giấy phép biên tập, đều vi phạm quy chế này và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đến ngày 15-5, chỉ có 23 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép. Còn từ đó đến nay có thêm 6 kênh truyền hình nước ngoài nữa được nhận giấy phép này.

Theo giải thích của Bộ Thông tin Truyền thông, sở dĩ quy định các kênh truyền hình nước ngoài phải được biên tập, là nhằm bảo đảm nội dung các kênh chương trình không trái với quy định của pháp luật Việt Nam về báo chí (trừ tường thuật trực tiếp các trận thi đấu thể thao, lễ khai mạc, lễ bế mạc các giải thi đấu thể thao quy mô khu vực và thế giới).

Trong quyết định 79 của Chính Phủ trước đây đã đưa ra quy định này, nên nếu kênh truyền hình nước ngoài nào chưa biên tập là hoạt động trái pháp luật. Chỉ có điều quyết định không quy định cụ thể biên tập thế nào, nên thời gian qua hoạt động này chưa được thực hiện nghiêm túc và tạo ra sự bất bình đẳng. Trong khi các chương trình Việt Nam phải bỏ chi phí rất lớn cho biên tập thì các chương trình nước ngoài lại không phải làm.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, ghi nhận tại cuộc gặp giữa Hiệp hội Truyền hình cáp và vệ tinh châu Á với đại diện Bộ Thông tin Truyền thông, để trao đổi xung quanh nội dung trên của quy chế, đại diện một số kênh truyền hình nước ngoài cho biết có thể sẽ phải rút lui khỏi thị trường Việt Nam, do một số điều khoản của quy chế này bất cập với hoạt động của họ. Đại diện của kênh truyền hình tin tức CNN, BBC, kênh truyền hình tài chính kinh doanh CNBC và cả kênh truyền hình France 24, đều cho rằng nếu quy định đưa ra yêu cầu các kênh truyền hình phải được biên tập sẽ gây tốn một khoản chi phí rất lớn, có khi tới 1- 2 triệu đô-la Mỹ mỗi năm. Và rất có thể điều này buộc họ phải rời bỏ thị trường Việt Nam… bởi thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam tiềm năng, nhưng hiện lại chưa mang đến cho họ nhiều doanh thu (mới có khoảng 10% các hộ gia đình xem truyền hình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền).

Vân Oanh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Phản đối Mỹ áp thuế phi lý với tôm Việt Nam (02/06/2013)

>   Hậu quả của chính sách... trên giấy! (02/06/2013)

>   Thành phố Hồ Chí Minh gỡ khó cho các doanh nghiệp (02/06/2013)

>   2 tỷ USD cho dự án nhiệt điện tại Dung Quất (02/06/2013)

>   Ưu đãi thuế KCN có nên phân biệt địa bàn? (02/06/2013)

>   Xuất siêu, nhập siêu: Chuyện “Tái ông mất ngựa” (02/06/2013)

>   Sản lượng xi măng tiêu thụ tăng (01/06/2013)

>   “Tối tăm“ vì cổ đông nhà nước (01/06/2013)

>   Viettel thêm cơ hội vào thị trường viễn thông Myanmar (01/06/2013)

>   Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực (01/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật