Chủ Nhật, 02/06/2013 14:19

Hậu quả của chính sách... trên giấy!

Trước đó, ngày 29-5, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, DOC cho rằng các doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã được Chính phủ trợ cấp về nhiều mặt.

Từ đó, DOC quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể, mức áp thuế chống trợ cấp đối với riêng 2 công ty bị đơn là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) và Nha Trang Seafoods F17 lần lượt là 5,08% và 7,05%; các công ty khác là 6,07%.

Sơ chế tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho rằng đây là một sự áp đặt bất công, gây thiệt hại lớn cho DN chế biến và xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, theo ông Quang, phán quyết sơ bộ của DOC căn cứ vào các báo cáo của Chính phủ Việt Nam về hàng loạt chủ trương, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với ngành xuất khẩu tôm. “Chúng tôi rất khó phản biện cáo buộc của DOC vì hàng loạt vấn đề về chủ trương, chính sách trợ cấp cho nông dân và DN xuất khẩu đều được công bố với thế giới nhưng thực tế thì không phải vậy. Tôi khẳng định rằng lâu nay, DN xuất khẩu tôm của Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường và không nhận bất kỳ sự trợ cấp nào từ nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh” - ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, mới đây, nhiều ngân hàng thương mại trong nước loan tin nhà nước chủ trương hỗ trợ lãi suất 10% cho DN chế biến xuất khẩu, trong khi DN trước nay vay ở các ngân hàng thương mại chỉ với mức lãi suất tối đa 6%-7%. “Vì sao Chính phủ công bố chủ trương ưu đãi lãi suất 10% cho DN trong khi chúng tôi vẫn đang vay với lãi suất thấp hơn nhiều. Chính những chủ trương xa rời thực tế như vậy là căn cứ để DOC bắt chẹt các DN xuất khẩu tôm Việt Nam để đưa ra quyết định áp thuế chống trợ cấp” - ông Quang băn khoăn.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng nếu bị áp thuế chống trợ cấp hơn 6% thì thiệt hại đối với ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam là rất lớn. Cũng theo ông Hải, những chủ trương, chính sách ưu đãi, trợ cấp cho ngành tôm thực chất chỉ tồn tại trên giấy chứ không có trên thực tế và không giúp ích gì cho DN xuất khẩu tôm.

Theo ông Trần Thiện Hải, sắp tới VASEP sẽ làm việc trực tiếp với luật sư của phía nguyên đơn để khẳng định lại những cáo buộc là chưa hợp lý. Mục đích của chúng ta là đấu tranh để kéo mức thuế xuống thấp nhất có thể vì ngày 10-8 tới đây, DOC sẽ ra quyết định cuối cùng.

Duy Nhân

Người lao động

Các tin tức khác

>   Thành phố Hồ Chí Minh gỡ khó cho các doanh nghiệp (02/06/2013)

>   2 tỷ USD cho dự án nhiệt điện tại Dung Quất (02/06/2013)

>   Ưu đãi thuế KCN có nên phân biệt địa bàn? (02/06/2013)

>   Xuất siêu, nhập siêu: Chuyện “Tái ông mất ngựa” (02/06/2013)

>   Sản lượng xi măng tiêu thụ tăng (01/06/2013)

>   “Tối tăm“ vì cổ đông nhà nước (01/06/2013)

>   Viettel thêm cơ hội vào thị trường viễn thông Myanmar (01/06/2013)

>   Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực (01/06/2013)

>   Khuyến cáo kiểm tra khả năng tài chính doanh nghiệp EU (01/06/2013)

>   Tắc tín dụng do DN chưa có kế hoạch kinh doanh tốt (31/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật