Thứ Tư, 19/06/2013 17:25

Ấn định giá sàn xuất khẩu là vi phạm luật cạnh tranh

Việc ấn định giá sàn xuất khẩu của Việt Nam, như giá gạo, là hành vi hạn chế cạnh tranh, theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương.

Tại hội thảo do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức hôm 19-6 tại TPHCM, ông Nam cho biết, do không hiểu đầy đủ về luật cạnh tranh của Việt Nam cũng như của nước ngoài, nên một số ngành nghề của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về cạnh tranh.

Một số trường hợp được ông Nam nêu ra trong đó có việc ấn định giá sàn gạo xuất khẩu. Theo ông Nam, đây là hành vi hạn chế cạnh tranh, khiến Việt Nam đang đối mặt với vụ kiện từ phía nước ngoài.

Hiện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thực hiện việc xác định và công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có cơ sở ký kết hợp đồng và đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, ông Nam cho biết thêm, hiện cơ quan cạnh tranh của nước ngoài cũng đã đến làm việc với phía Việt Nam liên quan đến thông tin có chỉ đạo bằng văn bản từ phía Việt Nam về việc chỉ bán cá xuất khẩu cho một số doanh nghiệp.

Theo ông Nam, một số cơ quan Chính phủ của Việt Nam trong thời gian qua đã đưa ra một số ưu đãi vế thuế cũng như chỉ đạo cho doanh nghiệp. Các cơ quan về cạnh tranh của nước ngoài đã nắm đầy đủ thông tin về những ưu đãi của Việt Nam, như ưu đãi lãi suất, miễn thuế tài nguyên,… và việc này gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng do không hiểu về pháp luật cạnh tranh, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, và phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), nên có trường hợp doanh nghiệp đi kiện nhưng cuối cùng lại trở thành bị đơn.

Theo đó, ông Nam cho rằng việc tuyên truyền về luật cạnh tranh của Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, không mấy doanh nghiệp quan tâm. Chẳng hạn, mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức hội thảo công bố báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng người tham dự hội thảo chủ yếu là chuyên gia, và có rất ít doanh nghiệp Việt Nam.

T.Thu

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cà phê mất giá do triển vọng được mùa (19/06/2013)

>   Ba khoảng trống “rủi ro” của nông nghiệp Việt Nam (19/06/2013)

>   Giá lúa nhích lên nhờ mua tạm trữ (18/06/2013)

>   Khó xác định mức lãi của người trồng lúa (18/06/2013)

>   Giá lúa gạo vẫn giảm bất chấp mua tạm trữ (17/06/2013)

>   Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo: Giá lúa vẫn thấp và khó tiêu thụ (16/06/2013)

>   Mua tạm trữ lúa gạo: nhiều tỉnh bức xúc chuyện phân bổ (15/06/2013)

>   Đâu chỉ là việc của nhà nông (14/06/2013)

>   Ngành cà phê gặp… hạn (14/06/2013)

>   FAO nhận định thị trường nông sản thế giới khởi sắc (13/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật