Thứ Năm, 27/06/2013 11:50

6 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5.2%

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 5.2% so với cùng kỳ.

Cụ thể, tình hình sản xuất công nghiệp đang từng bước được cải thiện. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số IIP tăng dần qua từng tháng: 3 tháng tăng 4.9%; 4 tháng tăng 5%; 5 tháng tăng 5.2%; 6 tháng ước tăng 5.2%.

Riêng trong quý 2, chỉ số IIP tăng 6%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 4.5% trong quý 1. Thể hiện rõ nét nhất là trong công nghiệp chế biến, chế tạo với chỉ số IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 2 tăng 6.9%, so với mức tăng quý 1 chỉ 4.6%.

Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm. Cụ thể, tại thời điểm 01/6/2013, chỉ số này tăng 9.7% so với cùng thời điểm năm trước, giảm mạnh so với mức tăng 21.5% tại thời điểm 01/01/2013.

Cũng theo báo cáo, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước tăng 2.4%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; trong đó nông nghiệp ước tăng 2.2%; lâm nghiệp ước tăng 5.7%; thủy sản ước tăng 2.5%. Riêng trong quý 2, giá trị tăng 2.2%, thấp hơn quý 1 tại 2.6%. Nguyên nhân là do sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản tính vào giá trị sản xuất quý 1, sản lượng thịt hơi trong quý 2 giảm so với quý 1.

Tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực dịch vụ tiếp tục duy trì đà phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm ước đạt 5.92%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2012 (5.29%); trong đó: dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8.78%; thông tin và truyền thông tăng 7.96%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 8.02%; giáo dục và đào tạo tăng 8.02%;... Tuy nhiên, một số lĩnh vực dịch vụ vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đáng chú ý, tổng mức lưu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II ước tăng 12.2% so với cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức tăng 11.7% của quý 1. Tính chung 6 tháng đầu năm ước tăng 11.9% thấp hơn mức tăng cùng kỳ là 19.7%.

Như vậy, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong những tháng gần đây đã có cải thiện nhưng chậm (4 tháng; 5 tháng và 6 tháng chỉ dao động ở mức 11.7-11.9%) và nếu loại trừ yếu tố giá thì vẫn ở mức thấp (6 tháng tăng gần 4.9%) và thấp hơn mức tăng cùng kỳ (6.7%) cho thấy sức cầu nền kinh tế, tuy có cải thiện, nhưng vẫn còn yếu.

Sanh Tín

Infonet 

Các tin tức khác

>   Tăng quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản (27/06/2013)

>   'Chưa tăng giá điện từ 1/7' (27/06/2013)

>   ĐHCĐ Trường ĐH Hùng Vương: Miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm (27/06/2013)

>   Trùm ′phá bĩnh′ độc chiếm chuỗi siêu thị Gia đình Việt (27/06/2013)

>   Viễn thông đối mặt với giảm doanh thu (27/06/2013)

>   Vì sao DNNN khó minh bạch thông tin? (27/06/2013)

>   Doanh nghiệp bị giám sát tài chính đặc biệt trong 4 trường hợp (27/06/2013)

>   Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chính giảm mạnh (26/06/2013)

>   DN muốn sở, ngành cải cách hơn thủ tục hành chính (26/06/2013)

>   Thêm 8.000 doanh nghiệp ở TP HCM ngừng hoạt động (26/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật