Thứ Sáu, 24/05/2013 08:00

VAMC và hàng loạt câu hỏi còn bỏ ngỏ

Hàng loạt câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ, để đảm bảo rằng hoạt động của VAMC và quá trình xử lý nợ xấu được đề cập trong Nghị định 53 sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.

* Toàn văn Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

* Giải cứu nợ xấu: Những bài học từ TARP của Mỹ

* Giải cứu nợ xấu: Làm gì để không bị phê phán như TARP?

* Nghị định 53: VAMC xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn bằng cách bơm tiền

Nghị định 53 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) trong chương trình giải cứu nợ xấu ngân hàng đã được chính thức ban hành và có hiệu lực từ ngày 9/7/2013.

Cách thức xử lý nợ xấu thông qua VAMC được đề cập trong Nghị định 53 không có nhiều khác biệt so với những thông tin rò rỉ trước đây. Hàng loạt câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ, để đảm bảo rằng hoạt động của VAMC và quá trình xử lý nợ xấu sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.

VAMC sẽ giúp xử lý được bao nhiêu nợ xấu của nền kinh tế? Có thể thấy cách xử lý nợ xấu theo cơ chế hoạt động của VAMC vẫn chủ yếu là “bơm tiền” khi mang trái phiếu đặc biệt đến NHNN để thế chấp vay tái cấp vốn.

VAMC có giải quyết được bản chất của thực trạng nợ xấu hiện nay?

Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến tỷ lệ cho vay, lãi suất vẫn đang bỏ ngỏ. Quan trọng hơn là việc NHNN sẽ bỏ ra bao nhiều tiền để giúp xử lý nợ xấu? Đây là điều được giới đầu tư quan tâm khi việc bơm tiền rất có thể sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Với các nội dung đề cập trong Nghị định 53, chủ đề này sẽ được NHNN điều chỉnh trong từng thời kỳ của nền kinh tế.

Mặc dù cách tiếp cận này sẽ giúp NHNN “dễ thở” trong thực hiện, nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy sẽ rất khó để củng cố lòng tin trong giới đầu tư. Con số được cơ quan quản lý đề cập gần đây là quy mô giải cứu sẽ vào khoảng 100,000 tỷ đồng.

Giải cứu “cục” nợ xấu chưa rõ quy mô trên thực tế? Một thống kê gần đây của Vietstock cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều đang hạch toán nợ xấu dưới “chuẩn” 3% dù đã được kiểm toán độc lập. Các số liệu nợ xấu do NHNN đưa ra cũng liên tục dao động.

Giới chuyên gia nhận định NHNN sẽ gặp không ít khó khăn trong việc hoạch định chính sách, nhất là về mặt định lượng, khi phải đi giải cứu “cục” nợ xấu mà chưa rõ thực hư quy mô của nó.

Giám sát hiệu quả sử dụng nguồn vốn giải cứu ở các ngân hàng. Rất có thể nguồn tái cấp vốn từ NHNN dựa trên các trái phiếu đặc biệt từ VAMC sẽ có mức lãi suất ưu đãi “đặc biệt”.

Việc các ngân hàng sử dụng nguốn tái cấp vốn này từ NHNN ra sao, hiệu quả như thế nào cũng là điều cần tính tới, vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn lên thị trường cũng như kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, quy chế giám sát dường như chưa được tính đến. Một phân tích trước đây của Vietstock cho thấy đây là điều nên tránh.

“Thủ thuật” kế toán có giúp ích? Nợ xấu được mua từ nguồn trái phiếu đặc biệt của VAMC sẽ được tính dựa trên giá trị sổ sách (tức khoản vay trừ đi dự phòng cụ thể đã trích lập). Sau Nghị định 53, có lẽ nhiều ngân hàng sẽ không có nhiều động lực để trích lập thêm và phản ánh đúng chất lượng tài sản.

Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 20%/năm đối với trái phiếu từ VAMC (tương đương với khoản nợ xấu). Cùng với quy định ngân hàng phải mua lại nợ xấu chưa được VAMC xử lý khi trái phiếu đặc biệt đáo hạn, điều này về bản chất chỉ là “thủ thuật” kéo dài thời gian trích lập dự phòng nợ xấu và giúp ngân hàng gia tăng cơ hội hoàn nhập dự phòng (vào thu nhập) khi tình hình được cải thiện và nhận lại khoản cho vay.

Với “thủ thuật” này, câu hỏi đặt ra là liệu VAMC có giải quyết được bản chất của thực trạng nợ xấu hiện nay?

Rủi ro đạo đức và sự minh bạch trong việc xử lý nợ xấu? Liệu việc giải cứu này có tạo ra rủi ro đạo đức trong giới ngân hàng, liệu có xuất hiện tâm lý ỷ lại chờ giải cứu. Có hay không sự ưu ái trong việc xem xét mua nợ xấu giữa các ngân hàng, hay sự ưu ái trong quá trình xin tái cấp vốn tại NHNN. Liệu có xảy ra lợi ích nhóm trong quá trình xử lý nợ xấu hay không.

Nguồn nhân lực cho VAMC? Quy trình hoạt động, bộ máy VAMC đã được quy định rõ trong Nghị định. Tuy nhiên, nguồn nhân lực (số lượng, trình độ) đang là vấn đế khá quan trọng đối với hoạt động của VAMC khi nhu cầu xứ lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng là khá lớn.

Duy Nam (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   “Đừng quên phá sản là cơ chế tích cực” (24/05/2013)

>   Bà giám đốc ngân hàng lừa tiền tỷ (23/05/2013)

>   BIDV sẽ giải ngân 10.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở (23/05/2013)

>   BIDV sẽ giải ngân 10.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở (23/05/2013)

>   Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính (23/05/2013)

>   Người dân giảm trữ USD (23/05/2013)

>   “Làm đẹp” tín dụng, phải… hạ chuẩn vay? (23/05/2013)

>   Nhân vật: Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank (01/06/2013)

>   Lãi suất cho vay: Mục tiêu 8-9%/năm! (23/05/2013)

>   Nghị định 53: VAMC xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn bằng cách bơm tiền (23/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật