Thứ Ba, 21/05/2013 10:39

Thực hư chuyện ngân hàng "ăn" chênh lệch lãi suất "khủng"

Kể từ cuối năm 2012, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp thực hiện các chính sách nhằm giảm lãi suất huy động và kéo theo đó là lãi suất cho vay giảm nhanh để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

Cũng từ đó, các ngân hàng đã liên tiếp giảm mạnh lãi suất huy động, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay chỉ giảm từ từ, chênh lệch giữa huy động và cho vay ở mức bình quân 5-7% khiến nhiều ý kiến cho rằng, ngân hàng đang “ăn” chênh lệch lãi suất quá cao.

Đồng thời, ngày 10/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2013, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ở mức hợp lý theo tín hiệu thị trường, phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng ở mức 12%.

Vậy có thực sự các ngân hàng đang hưởng chênh lệch lãi suất “khủng” nhờ chính sách?

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giảm

Theo Wikipedia, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) là chỉ số được sử dụng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của một số ngân hàng
Số liệu của quý 1/2013 được nhân 4 để tạo thuận lợi cho việc so sánh với cả năm 2012.

Và thực tế cho thấy, NIM của hầu hết các ngân hàng lớn trong quý 1/2013 đều giảm so với năm 2012 với mức giảm tối đa là 0.9% của EIB.

Đồng thời, con số NIM trung bình của 10 ngân hàng lớn nói trên cũng thể hiện mức giảm lớn, từ 3.6% xuống còn 3.25%.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu không tăng

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các ngân hàng mặc dù không bị giảm mạnh, nhưng vẫn không tránh khỏi xu hướng giảm (từ 12.9% xuống còn 12.6%). Tuy nhiên, sự thay đổi của ROE với mỗi ngân hàng không giống nhau, cho thấy lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố (khả năng tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận từ sản phẩm dịch vụ, hoạt động đầu tư …) chứ không chỉ là chênh lệch lãi suất.

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một số ngân hàng
Số liệu của quý 1/2013 được nhân 4 để tạo thuận lợi cho việc so sánh với cả năm 2012.

Như vậy, đúng như các chuyên gia nhận định, lãi biên ngân hàng đang ngày càng thu hẹp. Hầu hết các ngân hàng không hề hưởng mức chênh lệch lãi suất “khủng” như thị trường đồn đoán. Hơn nữa, cần nhớ rằng Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên nói trên hoàn toàn chưa phản ánh các chi phí hoạt động (trả lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định, …) cũng như chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng.

Lúc này, có lẽ yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay của doanh nghiệp sẽ vẫn cần các chính sách giảm lãi suất huy động từ phía Ngân hàng Nhà nước hơn là nỗ lực của các ngân hàng thương mại nói chung.

Trung Clas (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   Lãi suất hạ, doanh nghiệp thờ ơ (21/05/2013)

>   NHNN nghiên cứu hoãn Thông tư 02 (21/05/2013)

>   Lo ngại thời điểm áp dụng Thông tư 02 (21/05/2013)

>   Nên áp trần lãi suất cho vay (21/05/2013)

>   Khối ngoại có thể được sở hữu vượt “room” ngân hàng nội? (20/05/2013)

>   Công ty xử lý nợ xấu sẽ hoạt động ngay trong quý 2 (20/05/2013)

>   Đôla chợ đen chạm 21.400 đồng (20/05/2013)

>   Tìm hiểu về cơ chế cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (20/05/2013)

>   Moody's nâng xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập Vietinbank (20/05/2013)

>   Phó thống đốc NHNN: "Không có chính sách tiền tệ hoàn hảo cho mọi quốc gia" (20/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật