Thứ Sáu, 24/05/2013 09:23

Theo “vết xe đổ”

Trên thế giới, sàn giao dịch hàng hóa đã có từ năm 1848 nhưng ở Việt Nam đến năm 2005 mới bắt đầu có quy định về việc thành lập và tổ chức sàn giao dịch hàng hóa. Đầu tháng 5 này, Sở giao dịch hàng hóa INFO với 3 lĩnh vực mua bán là cà phê, cao su, thép của Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) chính thức được Bộ Công Thương cấp phép.

Trước đó, Việt Nam có ba đơn vị tổ chức sàn giao dịch hàng hóa là: Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột với mặt hàng cà phê; Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín với mặt hàng đường, thép; Sàn giao dịch hàng hóa VNX (thuộc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam).

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là, trong khi các sàn giao dịch trên thế giới hoạt động rất hiệu quả thì các sàn giao dịch hàng hóa của nước ta đang hoạt động rất khó khăn, cầm chừng. Nguyên nhân có thể kể ra như: DN và người nông dân chưa hiểu rõ về lợi ích của mình khi tham gia mua bán qua sàn, chồng chéo trong việc đưa các mặt hàng lên sàn khiến các sàn cạnh tranh mang tính “hủy diệt” nhau, số lượng nhà đầu cơ lớn hơn nhà đầu tư đã tạo dư luận không tốt khiến các nhà sản xuất có nhu cầu bảo hiểm giá sản phẩm ngại tham gia…

Sự “quay lưng” của nhà đầu tư chỉ là nguyên nhân thứ yếu khiến cho hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa gặp khó khăn. Việc thiếu những khung pháp lý cần thiết và bị “trói chân” bởi những quy định của các bên như Nhà nước, ngân hàng và từ các DN mới là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của loại hình này.

Thực tế này cũng đã được cơ quan chức năng thẳng thắn thừa nhận. Mặc dù đã có luật, nghị định (Nghị định 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa) và thông tư (Thông tư 03/2009/TT-BCT) hướng dẫn thành lập sở giao dịch hàng hóa, nhưng đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn lộ trình thương nhân tham gia giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; văn bản hướng dẫn chế độ thanh toán mua bán hàng hóa; văn bản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật với giao dịch điện tử để tránh rủi ro cho nhà đầu tư.

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về nhiều mặt hàng nông sản, việc ra đời các sàn giao dịch hàng hóa là cần thiết để xóa bỏ khoảng cách giữa sản xuất và thị trường, chống đầu cơ hàng hóa, chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa Việt Nam, huy động vốn sản xuất, gắn thị trường trong nước với quốc tế… Tuy nhiên, nếu những rào cản về khung pháp lý, quy định không được khắc phục thì sự góp mặt của Sở giao dịch hàng hóa INFO lại sẽ đi theo “vết xe đổ” của những sàn giao dịch trước đó.

Phan Thu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   24/05: Bản tin 20 giờ qua (24/05/2013)

>   Hủy niêm yết vì biên độ giá, UBCK nói gì? (23/05/2013)

>   MBKE chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống LINK với đại diện HOSE (23/05/2013)

>   HNX: Các chỉ số giá sẽ tính chung một phương pháp (23/05/2013)

>   GIL: Giải trình biến động lợi nhuận hợp nhất Q1/2013 (23/05/2013)

>   CK Bản Việt: Rất có thể HAG, STB và SJS sẽ bị loại khỏi Market Vectors Vietnam ETF (23/05/2013)

>   23/05: Bản tin 20 giờ qua (23/05/2013)

>   BMP và NTP vẫn lạc quan trước nguy cơ bị thâu tóm (27/05/2013)

>   Bán trái phiếu và đầu tư vào cổ phiếu? (22/05/2013)

>   Góc Broker: Chính thức Uptrend! (22/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật