Thứ Năm, 23/05/2013 17:39

Hủy niêm yết vì biên độ giá, UBCK nói gì?

Có không ít câu hỏi, thậm chí nghi hoặc đang lan truyền trên thị trường, sau khi MPC bất ngờ thông qua kế hoạch hủy niêm yết, với lý do tái cấu trúc hoạt động.

* Minh Phú quyết hủy niêm yết quá dễ, vì sao?

Nói là tái cấu trúc, nhưng kỳ thực, quyết định hủy niêm yết của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) có liên quan đến kế hoạch chuyển nhượng 40% cổ phần cho CP Foods, trong đó 30% là MPC chào bán riêng lẻ, còn lại là cổ đông hiệu hữu chào bán. Phương án chuyển nhượng gặp rắc rối, theo MPC, là do thị giá cổ phiếu MPC trên HOSE trong 3 năm qua dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/CP. Mức giá này bằng hơn phân nửa so với giá chào mua của CP Foods, trong khi theo phương án phát hành ban đầu, cổ phiếu giao dịch trên HOSE chỉ được dao động trong biên độ 5%, nên cổ đông hiện hữu không thể bán với giá mà CP Foods chào mua… Đây là một trong những lý do MPC phải đi đến quyết định hủy niêm yết, để đảm bảo phương án tăng vốn được triển khai thành công.

Từ câu chuyện của MPC, câu hỏi đặt ra là với các DN niêm yết khác nếu gặp phải tình huống tương tự, liệu có buộc phải chọn phương án rời sàn như MPC? Phải chăng quy định pháp lý đang có những vướng mắc không thể tháo gỡ đến mức chỉ vì bị biên độ giá khống chế mà DN buộc phải rời sàn, hay MPC đang có những toan tính khác?

Nếu quả thực chỉ vì vướng cơ chế mà những DN đầu ngành như MPC phải “dứt áo” hủy niêm yết thì quả là đáng báo động cho môi trường niêm yết của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, câu trả lời từ cơ quan quản lý không phải như vậy.

Trao đổi với ĐTCK, TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, với những thông tin mà MPC công bố, thì việc hủy niêm yết là để đưa thị giá cổ phiếu về sát giá trị thực của DN. Chẳng hạn, đối tác chiến lược mua với giá 50.000 đồng/CP, trong khi thị giá là 25.000 đồng/CP, thì sau khi hủy niêm yết, thị giá sẽ được điều chỉnh gần 50.000 đồng/CP, nên người mua không bị lỗ.

“Với trường hợp của MPC, nếu thực sự là chuyển nhượng cổ phần với số lượng lớn cho đối tác chiến lược, thì vẫn có phương án xử lý cho phép MPC chuyển nhượng cho đối tác với mức giá ngoài biên độ, chứ không phải không có lối thoát khiến Công ty phải đi đến quyết định hủy niêm yết. MPC chọn phương án hủy niêm yết có thể còn có dự tính khác…”, ông Sơn nhìn nhận.

Theo ông Sơn, nếu MPC chứng minh được thực sự là chuyển nhượng cho đối tác chiến lược, cung cấp các chứng cứ chứng minh mức giá chuyển nhượng cho đối tác dựa trên giá trị sổ sách (tuy rằng mức giá này vượt quá biên độ cho phép), đồng thời phương án chuyển nhượng được ĐHCĐ thông qua, thì MPC có thể trình hồ sơ lên UBCK xem xét cho phép thực hiện phương án chuyển nhượng.

Hữu Hòe

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   MBKE chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống LINK với đại diện HOSE (23/05/2013)

>   HNX: Các chỉ số giá sẽ tính chung một phương pháp (23/05/2013)

>   GIL: Giải trình biến động lợi nhuận hợp nhất Q1/2013 (23/05/2013)

>   CK Bản Việt: Rất có thể HAG, STB và SJS sẽ bị loại khỏi Market Vectors Vietnam ETF (23/05/2013)

>   23/05: Bản tin 20 giờ qua (23/05/2013)

>   BMP và NTP vẫn lạc quan trước nguy cơ bị thâu tóm (27/05/2013)

>   Bán trái phiếu và đầu tư vào cổ phiếu? (22/05/2013)

>   Góc Broker: Chính thức Uptrend! (22/05/2013)

>   VFMVF1: 30/05 GDKHQ dự Đại hội nhà đầu tư bất thường 2013 (22/05/2013)

>   22/05: Bản tin 20 giờ qua (22/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật