Thứ Hai, 13/05/2013 12:45

Tháng 5 và 500!

“Sell in May and go away”- ở nơi câu ngạn ngữ này xuất hiện, người ta chỉ hả hê nhắc đến nó với hàm ý mỉa mai khi Dow Jones đạt mức cao mọi thời đại; còn ở nơi cách nửa vòng trái đất, giới chuyên gia, cánh nhà báo và nhà đầu tư vẫn đang băn khoăn về tính đúng sai của nó. Tháng 5 đã vụt qua được một phần ba, VN-Index vẫn đang lưỡng lự trước ngưỡng cửa 500 quan trọng.

Không thiếu những tin tốt hỗ trợ để thị trường tiếp tục chinh phục ngưỡng 500 lần nữa: Lãi suất điều hành đồng loạt giảm 1%, lãi suất huy động từ các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh, thấp nhất còn 5%; gói tín dụng 30,000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản sắp được triển khai; chưa kể VAMC được đánh giá là chắc chắn sẽ ra đời. Những tin tức hỗ trợ như vậy đủ sức nặng để kéo chỉ số hai sàn lên mạnh; nhưng phản ứng thực tế như có gì đó hời hợt.

Dòng tiền thay vì chảy mạnh vào các mã blue chip thì lại tìm đến các hàng đầu cơ thị giá thấp. Những cổ phiếu từng đốt cháy bao nhiêu tài khoản “full margin” hồi tháng 2 như PVX, KBC, ITA, SCR... tăng rất mạnh; trong khi nhiều cổ phiếu tăng trưởng như DRC, CSM, HSG, VPK, BMC... đa phần đứng im ở vùng giá cuối tháng 4.

Có thể dễ dàng lý giải hiện tượng tăng mạnh ở các mã đầu cơ kể trên bởi những thông tin được hỗ trợ; nhưng dưới góc độ phân tích kỹ thuật, với giả định tất cả thông tin phản ánh hết vào giá, thì hiện tượng tăng sốc ở các cổ phiếu đầu cơ trong giai đoạn này không phải là tín hiệu tốt. Như W.J.Oneil từng nói: “Chó gà bắt đầu sủa thì cần cẩn trọng”. Các cổ phiếu đầu cơ thị giá thấp giữ vai trò quan trọng “nhóm lửa” khi thị trường bắt đầu sóng tăng, nhưng để sóng tăng kéo dài thì nhất thiết cần các cổ phiếu cơ bản tốt giữ lửa. “Đầu sóng” đã lùi vào quá khứ 6 tháng rồi, nên nếu thời gian tới dòng tiền vẫn quanh quẩn ở mấy mã đầu cơ mà không có dấu hiệu chuyển sang dòng blue chip, thì thị trường có lẽ sẽ chứng kiến một hai phiên “wash out” để loại bỏ những ai còn níu giữ niềm tin và hy vọng...

...trong đó có cả cá nhân người viết.

Giới phân tích kỹ thuật thường lấy sóng tăng trung hạn (người viết quy ước trung hạn là khoảng thời gian từ 3-6 tháng) 5 tháng đầu năm 2012 để tham chiếu so sánh với sóng tăng hiện nay. Quả thực, quá khứ dường như đang lặp lại trên đồ thị của VN-Index: cả hai sóng tăng 2012 và 2013 đang có thời gian tồn tại như nhau; hai sóng đều tăng sốc với đồ thị dựng đứng thời gian đầu; đều có một phiên giảm điểm mạnh với khối lượng lớn (ngày 6/3/2012 và 21/2/2012) làm động lực tăng trưởng yếu đi; và cả hai đều có 1-2 phiên tăng điểm sốc trước khi chạm đỉnh (hai phiên giao dịch 4,7/5/2012 và phiên 1/4/2013).

Mọi thứ đều rõ ràng và được hiển thị trên đồ thị; nhưng người viết vẫn tin tưởng vào kịch bản VN-Index sẽ lên 500 ngay trong tháng 5 này. Lý do?

Sóng tăng trung hạn sẽ kết thúc ở vùng đỉnh với khối lượng 50-60 triệu?

Sóng tăng trung hạn sẽ kết thúc ở vùng đỉnh với khối lượng 50-60 triệu?

Khối lượng ở vùng đỉnh

Theo quan điểm người viết, VN-Index không thể kết thúc sóng tăng trung hạn ở vùng đỉnh với khối lượng quá thấp. Trong khi khối lượng ở vùng đỉnh tháng 5/2012 luôn duy trì trên 100 triệu, thì vùng 510 của VN-Index vào nửa đầu tháng 4/2013 chỉ có khối lượng tầm 50-60 triệu. Chừng đó là chưa đủ để đa số NĐT “full margin”, chừng đó là chưa đủ để thể hiện tâm lý hưng phấn tột độ của thị trường, và chừng đó là chưa tương xứng với vị thế “khối lượng vùng đỉnh trung hạn” của VN-Index. Vì vậy, khoảng thời gian này chỉ là giai đoạn điều chỉnh để đi lên tiếp của thị trường.

“Back to simple” - người viết loại bỏ các chỉ báo khỏi đồ thị, chỉ nhìn giá và khối lượng, thì nhận thấy diễn biến 5 phiên giao dịch gần nhất của VN-Index đang ủng hộ kịch bản trên khi nó có diễn biến khá giống với khoảng thời gian từ 11–14/3/2013: Sau phiên tăng điểm ngày 6/5, VN-Index dành trọn 4 phiên còn lại để test cây nến xanh đầu tuần, ngưỡng điểm 490 đang đóng vai trò kháng cự ngắn hạn và chưa bị chinh phục. So sánh với khoảng thời gian 11-14/3, nếu trong tuần tới VN-Index có một phiên xanh điểm đóng cửa trên 490 với khối lượng lớn hơn 60 triệu thì có thể khẳng định quá trình điều chỉnh ngắn hạn kết thúc.

Mặc dù vậy, như chia sẻ trong bài viết trước “Dự đoán và cắt lỗ”; người viết luôn đặt việc tuân thủ nguyên tắc, chiến lược đầu tư lên trên việc dự đoán. Dự đoán xu hướng ngắn hạn thị trường không khác xa với việc dự báo thời tiết hay đoán tính cách con gái tuổi mới lớn, nên việc xây dựng được một chiến lược đầu tư và tuân thủ theo nó là điều tối cần thiết để tồn tại trên thị trường chứng khoán.

Đoàn Xuân Thạo (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 13/05: Khối ngoại gom hàng, thị trường vẫn chưa bùng nổ (13/05/2013)

>   Phát hành dưới mệnh giá: Chờ Chính phủ (13/05/2013)

>   Lãi suất giảm, tiền sẽ chuyển qua chứng khoán (13/05/2013)

>   Quỹ mở MBBF có thêm nhà đầu tư ngoại góp vốn (13/05/2013)

>   13/05: Bản tin đầu tuần (13/05/2013)

>   Chứng khoán Tháng 5/2013: Niềm tin chính sách vĩ mô cần phải trở lại (14/05/2013)

>   Tư duy của nhà đầu tư đã thay đổi? (11/05/2013)

>   Cuộc “cách mạng” về chế độ kế toán CTCK (11/05/2013)

>   Ông Đặng Văn Thành đã bán 25 triệu cp STB? (10/05/2013)

>   Sở GDCK Lào, HOSE, HNX ký MoU hợp tác (10/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật