Thứ Sáu, 03/05/2013 15:33

Sức mua vẫn giảm

Kể cả dịp nghỉ lễ dài ngày vừa qua, thì theo ông Vũ Vĩnh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, doanh số bán hàng của các siêu thị không tăng. Thậm chí tại một số ít siêu thị nhỏ, sức mua giảm 10%.

Được biết, doanh số bán lẻ trong 4 tháng đầu năm chỉ tăng 4,6% trong khi cùng kỳ năm trước tăng 5,9%. Các yếu tố của tổng cầu đều có biểu hiện thấp - đây là dấu hiệu đáng quan tâm.

Tại các chợ, hầu hết các chủ cửa hàng đều cho biết nhiều mặt hàng giá ổn định nhưng vẫn ế ấm, đặc biệt là lương thực thực phẩm. Tại một số chợ lớn như chợ Thành Công, chợ Hôm, chợ Cống Vị (Hà Nội), cảnh mua bán diễn ra èo uột. Giá cả các mặt hàng rau xanh hạ nhiệt. Chẳng hạn như xà lách 20.000 đồng/kg, cà chua: 15.000 đồng/kg, đậu cô ve; 14.000 đồng/kg; thịt lợn dao động quanh mốc 100.000 đồng/kg.

Qua đợt nghỉ lễ, các trung tâm thương mại lớn như Big C, The Garden… số lượng khách đến chơi, tham khảo giá nhiều nhưng tỷ lệ mua sắm thấp.

Đưa ra dự báo về tình hình giá tháng 5, Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công thương) cũng nhận xét, có nhiều nhân tố làm giá giảm. Đó là sức mua hàng hóa chưa cải thiện nhiều cùng với xu hướng giảm giá của nhiều mặt hàng quan trọng như xăng dầu, gas, một số thực phẩm do bị tác động bởi dịch bệnh, giá lương thực ít biến động... Vì vậy, mặt bằng giá chung sẽ không có biến động tăng. Thực tế thì nhiều bộ phận dân cư gặp khó khăn, đặc biệt là những người chỉ dựa vào nguồn thu nhập cố định như lương hưu, công nhân viên chức…

Do khó khăn của phía người tiêu dùng nên doanh nghiệp đã khó càng khó hơn, sức khỏe của doanh nghiệp được đánh giá là xấu nhất trong nhiều năm nay”.

Tính trọn quý I, có tới 15.200 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tồn kho nói chung của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đang ở mức cao làm ảnh hưởng đến mối quan hệ an toàn giữa các khâu sản xuất - tiêu thụ và tồn kho của sản xuất công nghiệp. Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ giữa giá trị tồn kho so với giá trị sản xuất trong một tháng hiện luôn ở mức cao, từ 70-90%.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Kinh tế quốc hội, ông Lê Nam, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Hiện nay, việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh còn chậm trễ, có rất nhiều chủ trương, giải pháp, rất nhiều kế hoạch, nghị quyết nhưng dường như chúng ta chỉ dừng ở đó. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng điều hết sức lo ngại là thất nghiệp, tâm lý lo lắng, sức mua yếu, tồn kho hàng hóa lớn, niềm tin của người tiêu dùng giảm sút.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Đánh giá đúng thực trạng mới cứu được doanh nghiệp (03/05/2013)

>   Bốn tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản giảm 4,6% (03/05/2013)

>   Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha khó tăng trưởng trong năm 2013 (03/05/2013)

>   Hà Nội muốn có 'siêu' công ty riêng (03/05/2013)

>   Cái khó bó cái khôn (03/05/2013)

>   Dự báo kém nên giá xuất khẩu rớt (03/05/2013)

>   Cả nước xuất khẩu hàng hóa đạt 9,7 tỷ USD trong tháng 4 (02/05/2013)

>   Chuyển đổi nhiều dự án sang hình thức PPP (02/05/2013)

>   Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong 4 tháng giảm nhẹ (02/05/2013)

>   Điện nhấp nhổm tăng theo than, DN ‘chết chìm’ (02/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật