Thứ Ba, 14/05/2013 14:43

“Nghệ thuật“ “rửa tiền“ qua... nghệ thuật

Giới chức Mỹ tại Sân bay quốc tế Kennedy mới tạm giữ một bức tranh không hề có tên tuổi, giá trị chỉ 100 USD. Theo quy định của Mỹ, các hàng hóa có giá trị dưới 200 USD sẽ không cần phải lập khai tờ khai hải quan, phải đóng thuế quan và các khoản thuế khác. Bức tranh này được nghi là sử dụng làm công cụ "rửa tiền".

Bức tranh “Hannibal”.

Tuy nhiên, khi chiếc hộp được mở ra, các điều tra viên liên bang Mỹ sau đó đã phát hiện bức tranh được gửi đến từ London (Anh) này thực chất là một tác phẩm của danh họa người Mỹ Jean-Michel Basquiat, có giá trị lên đến 8 triệu USD.

Giới chức Mỹ cho hay, bức tranh có tên “Hannibal” này đã được đưa sang Mỹ trong một phần trong kế hoạch rửa tiền tinh vi của Edemar Cid Ferreira – một cựu chủ ngân hàng người Brazil bị cáo buộc đã đánh cắp đến hơn 700 triệu USD từ các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nhà nước.

Ferreira được xem là một kẻ vô cùng khôn ngoan khi chuyển một phần lớn trong số tài sản tham ô được của hắn thành bộ sưu tập gồm 12.000 tác phẩm nghệ thuật khác nhau.

Giới chức Mỹ và các nước khác trên thế giới cho hay, bức tranh “Hannibal” chỉ là một trong số hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được những đối tượng phạm tội sử dụng để che giấu lợi nhuận bất hợp pháp và chuyển giao các tài sản của chúng trên phạm vi toàn cầu.

Trong khi các phương thức "rửa tiền" khác đã trở nên phổ biến và bị quản lý khá chặt chẽ thì các đối tượng buôn bán ma túy, những trùm buôn lậu vũ khí và những đối tượng kiếm tiền bất chính khác đang ngày càng chuyển sang thị trường các tác phẩm nghệ thuật để rửa những đồng tiền phi pháp của chúng.

Ông Sharon Cohen Levin – người đứng đầu đơn vị tịch thu tài sản thuộc văn phòng chưởng lý quận Manhattan - cho hay, phương thức "rửa tiền" này có thể thực hiện được khá dễ dàng khi một giao dịch có thể được tiến hành một cách nhanh chóng, trong đó cả người bán và người mua chỉ cần đề tên tác phẩm của mình là “bộ sưu tập cá nhân” với mức giá trao đổi rẻ bèo.

Tại Mỹ, "tiền bẩn" thường được "rửa" qua các giao dịch mua bán, ví dụ như một căn hộ sang trọng hay được nhập vào khối tài sản chung của một doanh nghiệp như một nhà hàng.

Nếu trót lọt, các khoản "tiền bẩn" thu được từ hoạt động cờ bạc hay buôn bán ma túy sau quá trình mua bán các tài sản này sẽ trở thành lợi nhuận kinh doanh hay "tài sản sạch sẽ". Tuy nhiên, các hoạt động mua bán này đều được giám sát một cách chặt chẽ.

Các nhà môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán, sòng bạc, ngân hàng đều phải báo cáo về các hoạt động tài chính có dấu hiệu khả nghi tới cơ quan phòng chống tội phạm tài chính liên bang. Các ngân hàng cũng phải báo cáo về tất cả các giao dịch từ 10.000 USD trở lên.

Trong khi đó, thị trường buôn bán các tác phẩm nghệ thuật lại thiếu các công cụ giám sát như vậy. Một bức tranh có thể được cuộn lại, được giấu đi hoặc được di chuyển giữa các quốc gia một cách tương đối dễ dàng.

Giá cả của chúng cũng có thể được khai cao lên hoặc thấp xuống hàng triệu USD còn tên của người bán và người mua cũng ít khi được công khai khiến cho lực lượng chức năng khó có thể đoán được chủ nhân thực sự của những giao dịch mua bán các tác phẩm nghệ thuật, nguồn tiền cũng như liệu rằng mức giá kê khai có đáng nghi vấn hay không.

Trước thực trạng nói trên, chính phủ các nước trên thế giới đã tăng cường nhiều biện pháp để đưa hoạt động bất hợp pháp này ra ánh sáng. Ví dụ, hồi tháng 2 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã thông qua các quy định phòng trưng bày tranh phải khai báo về các tác phẩm có mức giá từ 9.825 triệu USD trở lên và lập hồ sơ về các giao dịch đáng ngờ.

Giới chức Mỹ cũng đã yêu cầu thực hiện các biện pháp tương tự đối với các giao dịch các tác phẩm nghệ thuật có giá trị từ 10.000 USD trở lên. Tuy nhiên, giới chức các nước cảnh báo, các biện pháp này vẫn khó có thể triệt phá được hình thức phạm tội với giá trị giao dịch lên đến hàng tỉ USD trên toàn thế giới này.

Minh Ngọc (Theo báo nước ngoài)

pháp luật vn

Các tin tức khác

>   Cộng hòa Síp được giải ngân khoản cứu trợ đầu tiên (14/05/2013)

>   Sumitomo Mitsui mua cổ phần ngân hàng Indonesia (14/05/2013)

>   Thủ tướng Ấn Độ đề nghị lập cơ chế bảo hiểm rủi ro (13/05/2013)

>   Bồ Đào Nha đạt thỏa thuận "thắt lưng buộc bụng" mới (13/05/2013)

>   Các doanh nghiệp của Anh lạc quan hơn về kinh tế (13/05/2013)

>   Fed sẽ rút chương trình mua tài sản (13/05/2013)

>   Hy Lạp: “Được” và “mất” sau 3 năm nhận giải cứu (13/05/2013)

>   Síp và Hy Lạp sắp có gần 14 tỷ USD (13/05/2013)

>   EU tiếp tục đầu tư 3,8 tỷ euro vốn FDI vào Malaysia (12/05/2013)

>   Kim Jong Un thực thi “kế hoạch quản lý kinh tế mới” (12/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật