Thứ Hai, 20/05/2013 09:43

Ngân hàng đẩy mạnh “biến” nợ xấu thành cổ phần trong năm 2013?

Cần theo dõi kỹ hơn khoản mục đầu tư của các ngân hàng trong năm 2013. Nhiều trường hợp sẽ rơi vào hoàn cảnh gia tăng khoản mục đầu tư nhưng không thể cải thiện thu nhập từ hoạt động này.

* Dọn dẹp 5.500 tỷ đồng nợ xấu trong 3 tháng

 

Năm 2012, ngân hàng tăng đầu tư trái phiếu khi bí đầu ra…

Năm 2012, huy động các ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là những ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường, giúp thanh khoản dồi dào trở lại.

Trong khi đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng lại trở nên khó khăn hơn khi các ngân hàng ngại giải ngân cho các doanh nghiệp yếu kém đang cần vốn. Các doanh nghiệp tốt cũng e dè gia tăng sử dụng nợ vay khi mặt bằng lãi suất cho vay cao và nhu cầu thị trường chưa cải thiện. Điều này khiến tài sản của các ngân hàng thương mại bị ứ đọng.

Theo BCTC năm 2012, các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh đầu tư vào chứng khoán, chủ yếu là chứng khoán nợ - các khoản đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Đây có thể được coi là khoản đầu tư không rủi ro và cũng là giải pháp tình thế giúp giảm bớt gánh nặng tăng trưởng tín dụng chậm chạp.

Năm 2012, VCB là ngân hàng gia tăng khoản mục chứng khoán đầu tư nhiều nhất với hơn 49,000 tỷ đồng. Tiếp theo trong danh sách là MBB với gần 22,200 tỷ đồng, BID với 17,200 tỷ đồng, CTG với hơn 5,800 tỷ đồng.

Các khoản trái phiếu đầu tư thêm trong năm 2012 có mức lãi suất từ 11-13% với thời gian đáo hạn từ 3-5 năm. So với bối cảnh lãi suất huy động đã giảm về 6-7% thì đây rõ ràng là những khoản đầu tư lợi nhuận cao mà rủi ro lại rất thấp.

… nhưng có đẩy mạnh “biến” nợ xấu thành cổ phần trong 2013?

Khoản mục đầu tư của các ngân hàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục được chú ý hơn trong năm 2013 khi tăng trưởng dư nợ cho vay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, do sức hấp thụ của nền kinh tế còn yếu cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Và tiếp tục gia tăng đầu tư vào trái phiếu có thể vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, một vấn đề khiến giới đầu tư chú ý hơn là liệu các ngân hàng có đẩy mạnh chuyển các khoản nợ xấu thành cổ phần hay không? Điều này được đặt ra trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng phải chịu áp lực “dọn dẹp” nợ xấu trên bảng cân đối kế toán. Chúng ta hoàn toàn có thể phán đoán được điều này nếu xem xét kỹ các khoản mục đầu tư trong năm 2013 của các ngân hàng.

Đây là phương cách xử lý nợ xấu thường được áp dụng đối với những trường hợp có nguy cơ cao phải giải thể, phá sản hoặc có tiềm năng nhưng gặp khó khăn tạm thời về dòng tiền và ngân hàng muốn tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Trường hợp SHB cơ cấu lại nợ bằng cổ phần nắm giữ ở Thủy sản Bình An (BAF) gần đây được coi là ví dụ điển hình cho cách thức này.

Về mặt kỹ thuật, các khoản nợ xấu đã được dỡ bỏ khỏi bảng cân đối kế toán; nhưng thực tế thì các ngân hàng vẫn chưa thể thu hồi các khoản nợ này. Việc giải quyết nợ xấu thành công sẽ phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp có thành công hay không.

Do đó, giới đầu tư cần theo dõi kỹ hơn khoản mục đầu tư của các ngân hàng trong năm 2013. Nhiều trường hợp sẽ rơi vào hoàn cảnh gia tăng khoản mục đầu tư nhưng không thể cải thiện thu nhập từ hoạt động này.

Duy Nam (Vietstock)

infonet

Các tin tức khác

>   Dự trữ ngoại hối hiện hơn 30 tỉ USD (20/05/2013)

>   Một bong bóng khác trên thị trường tài chính (20/05/2013)

>   BIDV mà chơi với MU (20/05/2013)

>   Khi ngân hàng phải đi đòi nợ (19/05/2013)

>   ĐHĐCĐ PVF: Hợp nhất với Westernbank, PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu (18/05/2013)

>   Ngân hàng Đại Á thay Tổng giám đốc (18/05/2013)

>   Kích vay tiêu dùng bằng lãi suất (18/05/2013)

>   Nên cho ngân hàng thêm thời gian (17/05/2013)

>   PhuongNamBank: Không trích dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 1, lãi ròng HN hơn 72 tỷ đồng (17/05/2013)

>   M&A và sự biến mất của những cái tên (17/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật