Thứ Năm, 16/05/2013 22:41

Lãi biên ngân hàng ngày càng thu hẹp

Là nhận định của TS. Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia bên lề Hội thảo về động thái giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng.

Ông đánh giá động thái hạ lãi suất điều hành của NHNN vừa qua?

Tôi đánh giá cao điều hành lãi suất của NHNN. Nó hé mở lãi suất sẽ dần đi theo hướng thị trường quyết định. Tôi cho rằng vẫn còn dư địa để hạ lãi suất tiếp.

Lý do bởi lãi suất là giá cả của tiền tệ và phản ánh tương quan cung cầu giữa huy động – cho vay. Từ đầu năm, huy động vẫn cao hơn cho vay nên điểm lãi suất vẫn thể hiện là còn khuyến khích người gửi tiền nhiều hơn là cho vay.

Theo kế hoạch mục tiêu tín dụng đưa ra, sau 4 tháng tăng trưởng tín dụng vẫn thấp và vẫn còn nhiều khoảng trống để có thể đẩy vốn ra. Nên lãi suất có thể còn tiếp tục hạ xuống. Trần lãi suất huy động kỳ tới có thể các ngân hàng tự điều tiết.

Nếu hạ tiếp lãi suất thì một số ngân hàng sẽ rơi vào bẫy thanh khoản khi không có người gửi tiền?

Tôi không nghĩ như vậy. Bởi, các kênh đầu tư khác như vàng, BĐS vẫn chưa mang lại lợi nhuận tốt cho họ còn nếu để ở nhà rủi ro cũng cao. Nên tôi nghĩ người dân vẫn sẽ gửi tiết kiệm. Bằng chứng là thời gian vừa qua huy động vẫn cao hơn nhiều cho vay và thanh khoản của ngân hàng vẫn tốt.

Một số ngân hàng từ trước đến nay do nợ đọng nhiều thì có thể gặp khó khăn một chút. Tôi cho rằng, lãi suất huy động sẽ giảm xuống bởi lãi suất hiện nay chưa phản ánh cung cầu. Còn giảm bao nhiêu thì do tín hiệu của thị trường.

Giả sử lãi suất huy động giảm xuống 4-5%/năm có thỏa đáng với người gửi tiền?

Chừng nào cứ giảm lãi suất mà vẫn huy động được và thúc đẩy tốt cho vay thì đó vẫn là lãi suất hợp lý. Hiện người vay cũng đang muốn mức lãi suất tốt nên tôi nghĩ phải chấp nhận chia sẻ.

Tuy nhiên hiện nay doanh nghiệp vẫn kêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay?

Phải đánh giá cao sự cố gắng của các TCTD. Theo số liệu chúng tôi tổng hợp được, chênh lệch lãi đầu vào đầu ra đã giảm liên tục từ 2011. Đến nay một số ngân hàng chênh lệch lãi suất đã rơi xuống dưới 3%. Tôi cho đấy là sự chia sẻ rồi.

Sự ra đời của VAMC có góp phần khơi thông nguồn vốn không, thưa ông?

Với cơ chế theo dự thảo của VAMC, sẽ giải quyết rất nhanh nợ xấu từ các TCTD sang VAMC. VAMC trước hết sẽ góp phần trong sạch bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng. Bản thân các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn hơn. Giải quyết chỗ này DN sẽ có điều kiện để vay vốn.

Như vậy chỉ là giải quyết nợ xấu trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Còn nợ xấu thực chất giữa doanh nghiệp và ngân hàng chưa được xử lý?

Đúng thế. Nợ xấu sẽ được hạch toán, theo dõi ở ngoại bảng. Lúc đó VAMC sẽ theo dõi, còn TCTD trong chừng mực nào đó cũng sẽ theo dõi. Sau này sẽ có hướng dẫn về mặt hạch toán kế toán. Nhưng khi nợ chuyển sang VAMC, bản thân các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tiếp cận được vốn hoặc thoát khỏi những điều kiện ràng buộc về mặt pháp lý là chỉ khi nào không có nợ xấu thì mới được vay.

Nhưng đó chỉ là về mặt kỹ thuật. Khi các DN vẫn khó khăn trong điều kiện kinh tế chưa phát triển?

Tôi cho rằng VAMC không phải cây đũa thần giải quyết mọi vấn đề, nó chỉ là một phần thôi. Còn đồng thời vẫn phải có những giải pháp khác nữa để thúc đẩy cho nền kinh tế và tín dụng hỗ trợ cho DN.

Kỳ vọng VAMC giải quyết được bao nhiêu %?

Theo số liệu đã nêu trong đề án, VAMC xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu. Như vậy cũng giải quyết một phần nào nợ xấu gỡ khó ngân hàng và DN.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Minh Thanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tranh cãi về mô hình giám sát tài chính quốc gia (16/05/2013)

>   Ngân hàng lại tăng giá bán đô la Mỹ (16/05/2013)

>   Hợp nhất Westernbank và PVFC, chờ ngày 18/5 (16/05/2013)

>   Giảm lãi suất chưa đủ gỡ khó (16/05/2013)

>   Nói về nợ xấu, đừng kể những chuyện khó tin (16/05/2013)

>   Techcombank: Lợi nhuận quý 1 giảm 61% cùng kỳ (15/05/2013)

>   MBB: Tăng trưởng cho vay âm 1.6%, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn gấp đôi sau quý 1 (15/05/2013)

>   Eximbank: Quý 1 lãi hợp nhất 292 tỷ đồng, giảm 62% (15/05/2013)

>   Đến hết tháng 4, tín dụng tăng 2,11% (15/05/2013)

>   CTG: Lãi ròng hợp nhất quý 1 gần 1,040 tỷ đồng (15/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật