Thứ Năm, 02/05/2013 10:30

HSBC: PMI tháng 4 tăng lên 51 điểm

Các điều kiện sản xuất đang dần cải thiện lần đầu tiên trong gần hai năm qua

Nhờ số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng sản xuất tiếp tục phát triển thêm, chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam trong tháng 4 của HSBC tăng nhẹ lên 51 điểm so với mức 50.8 điểm của tháng 3.

Theo bản báo cáo của HSBC, sản lượng ngành sản xuất tháng 4 tăng tháng thứ hai liên tiếp phản ánh số lượng đơn đặt hàng mới sắp tới tiếp tục tăng. Trong khi đó, các điều kiện thị trường quốc tế yếu kém chứng tỏ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng không đáng kể so với một tháng trước đó.

Bên cạnh đó, việc làm trong ngành sản xuất cũng tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới có sự phục hồi nhẹ. Dữ liệu của tháng 4 cho thấy lượng công việc đang có (nhưng chưa thực hiện) tiếp tục giảm mạnh.

Cũng theo khảo sát của HSBC, một số công ty cho biết đã dùng hàng tồn kho thực hiện các hợp đồng hiện có để giải quyết lượng công việc tồn đọng. Hàng tồn kho thành phẩm đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Mặc dù lượng hàng mua vào tăng mạnh, nhưng việc giảm tồn kho hàng mua một phần nhằm giảm áp lực đối với hàng tồn kho nguyên liệu. Trong khi đó, thời gian giao hàng của người bán hầu như không thay đổi trong tháng 4 giống như tình trạng đã xảy ra từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, chi phí đầu vào trung bình tăng trong tháng 4 trong khi các nhà sản xuất cho biết họ phải trả giá cao hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Báo cáo chỉ rõ các điều kiện thị trường cạnh tranh đã hạn chế khả năng của các nhà sản xuất Việt Nam trong việc chuyển gánh nặng chi phí sang cho khách hàng. Vì lý do đó, lần đầu tiên trong ba tháng, giá xuất xưởng trung bình giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Một số nhà sản xuất cho biết họ đang giảm giá nhằm tăng doanh số bán hàng.

Bình luận về khảo sát chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam, Trinh Nguyen - Chuyên viên kinh tế HSBC cho biết, "Trong khi nền kinh tế còn bị trì trệ vì hoạt động kém hiệu quả của khu vực quốc doanh thì khu vực tư nhân, đặc biệt là ngành sản xuất, tiếp tục góp phần vào việc duy trì đà phát triển của nền kinh tế. Mức tăng đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất trong năm qua cho thấy Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành sản xuất cần nhiều lao động."

Minh Hằng (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Bộ KH-ĐT: GDP năm 2013 khó đạt mức 5,5% (02/05/2013)

>   Đồng Yên giảm giá, vốn Nhật sẽ chọn Việt Nam (01/05/2013)

>   Động lực cải cách kinh tế (01/05/2013)

>   Tái cơ cấu nền kinh tế: Gian nan “vượt dốc” (28/04/2013)

>   Kinh tế 4 tháng nhìn từ ba mục tiêu vĩ mô (28/04/2013)

>   IMF: Kinh tế Việt Nam đang dần được hồi phục (27/04/2013)

>   Lo ngại nguy cơ giảm phát (26/04/2013)

>   Nợ công: Cần minh bạch, rõ ràng (26/04/2013)

>   Kinh tế Việt Nam 2013: Cần chính sách đột phá (25/04/2013)

>   CPI tháng 4 tăng nhẹ: Mừng ít lo nhiều (25/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật