Thứ Năm, 09/05/2013 21:44

Doanh nghiệp Mỹ đạt lợi nhuận kỷ lục ở nước ngoài

Chính sách miễn giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận thu được ở nước ngoài đã tạo đà cho nhiều tập đoàn, công ty lớn của Mỹ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở bên ngoài và giúp thu về mức lợi nhuận kỷ lục 1,9 nghìn tỷ USD trong năm 2012, tăng 15% so với năm 2011.

Đây là kết quả đưa ra trong báo cáo công bố mới đây của Công ty kiểm toán Analytics Data thông qua việc phân tích chỉ số Russell 3000 chuyên được dùng để đánh giá các tập đoàn lớn nhất ở Mỹ.

Theo báo cáo, dẫn đầu trong danh sách lợi nhuận "khủng" ở nước ngoài năm nay là Tập đoàn điện lực Conglomerate General Electric Co với 108 tỷ USD, tiếp đến là Công ty dược phẩm Pfizer Inc với 73 tỷ USD.

Thống kê cho thấy, chỉ trong vòng năm năm trở lại đây, số tiền kiếm được ở thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Mỹ đã tăng tới 70%.

Theo luật pháp Mỹ, các tập đoàn đa quốc gia không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản lợi nhuận kiếm được nhờ làm ăn ở thị trường nước ngoài, nếu như số tiền đó không được đưa về thị trường nội địa.

Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ quyết định lựa chọn giải pháp vay tiền từ thị trường trái phiếu trong nước mỗi khi cần mở rộng đầu tư, thay vì rút lợi nhuận từ nước ngoài về nước.

Tuần trước, Tập đoàn Apple đã quyết định bán một lượng trái phiếu kỷ lục để lấy 17 tỷ USD chi trả cho các cổ đông. Thương vụ này đã giúp "người khổng lồ công nghệ" tránh được một khoản thuế lớn phải nộp nếu như phải quyết định "điều động" tới số tiền trên trong tổng số 102 tỷ USD lợi nhuận thu được ở nước ngoài.

Tháng trước, công ty phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cũng đã dùng đến phương sách này khi cần huy động số tiền 2,7 tỷ USD. Hiện Microsoft có khoảng 74 tỷ USD tiền mặt và tiền đầu tư ngắn hạn, nhưng phần lớn số tiền này đều đang được giữ ở bên ngoài thị trường Mỹ.

Hiện tại, các doanh nghiệp Mỹ đang tích cực vận động Quốc hội nước này thông qua điều luật cho phép các công ty được tự do chuyển lợi nhuận về nước với mức thuế được miễn giảm, hoặc có thể chuyển theo từng đợt ngắn hạn theo quy định.

Tuy nhiên, đề xuất trên đang vấp phải sự phản đối từ các nghị sỹ đảng Dân chủ với lý do hình thức này cũng đã từng được áp dụng dưới thời của chính quyền Tổng thống George W. Bush nhưng không đem lại lợi ích vì các công ty Mỹ không dùng số tiền này để thuê nhân công hay đầu tư kích cầu thị trường trong nước./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Thị trường mới nổi: Tăng trưởng giảm tốc ngay đầu quý 2 (09/05/2013)

>   Trung Quốc: CPI tháng 4 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012 (09/05/2013)

>   Đã có 4 ngân hàng trung ương bất ngờ hạ lãi suất (09/05/2013)

>   Mỹ thúc EU nới quy định giảm thâm hụt ngân sách (09/05/2013)

>   Mỹ: Bất đồng chính trị cản trở tăng trưởng kinh tế (08/05/2013)

>   Tương lai Eurozone dưới góc nhìn trái chiều từ doanh nghiệp Đức và Pháp (08/05/2013)

>   Bẫy thu nhập trung bình – làm sao thoát? (08/05/2013)

>   Bộ trưởng Tài chính Mỹ đổi chữ ký vì… bị chê xấu (08/05/2013)

>   Anh tiếp tục chia rẽ về chính sách đối với châu Âu (08/05/2013)

>   Ngân hàng Trung Quốc ngừng giao dịch với Triều Tiên (08/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật