Chủ Nhật, 21/04/2013 15:53

Vàng trong nước duy trì mức chênh cao với thế giới: Thị trường vàng, cung vẫn không đủ cầu

Đây là nhận định của TS Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương) trước tình trạng giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục mới về khoảng cách chênh lệch với giá vàng thế giới.

Thị trường vàng đã có một tuần giao dịch đầy “sóng gió” với sự rung lắc rất mạnh của giá vàng: trong một ngày có thể mất tới vài triệu đồng/lượng rồi lại quay đầu tăng giá về lại mốc cũ. Mức đáy ghi nhận trong tuần là lúc giá rơi xuống 38,7 triệu đồng trong ngày 16/4, khi giá thế giới lao dốc với tốc độ mạnh nhất 3 thập kỷ, rơi xuống mốc thấp nhất 2 năm qua 1.352 USD. 3 ngày nghỉ cuối tuần, phần lớn các doanh nghiệp đóng cửa nghỉ lễ, nhưng một số doanh nghiệp vẫn giao dịch và báo giá niêm yết khá ổn định quanh mốc gần 42 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước phục hồi do sự đảo chiều tăng giá của giá vàng thế giới: sáng 20/4, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.406,5 USD/oz, tăng 14,4 USD so với giá chốt phiên trước đó. Với sự đảo chiều này, nhiều chuyên gia cũng lạc quan hơn về xu hướng giá vàng trong ngắn hạn. Theo khảo sát của Kitco.com, trong số 27 người tham gia trả lời phỏng vấn, có tới 17 ý kiến cho rằng giá vàng tăng trong tuần tới, trong khi chỉ 4 người nhìn nhận giá giảm và 6 giữ quan điểm trung lập.

Nhiều người cho rằng thị trường vàng trong nước đang như cái thùng không đáy: cung ra bao nhiêu cũng không đủ. Tuy nhiên, theo thống kê, thì lượng vàng đấu thầu chủ yếu được các ngân hàng thương mại mua để phục vụ mục đích tất toán vàng, chứ không mang ra thị trường, nên các cơn sốt giá, khan hàng mới xảy ra như vài ngày gần đây, khi lượng người mua tăng đột biến.

“Giá vàng trong nước lao dốc là do giá thế giới giảm, chứ bản chất thị trường Việt Nam là giảm rất chậm. Lý do chủ yếu là vì lượng cung trên thị trường không tăng. Dù NHNN liên tục mở các phiên đấu thầu nhưng nguồn cung quá thấp so với cầu. Mặt khác, lượng vàng đấu thầu đó bán cho các ngân hàng tất toán là chưa đủ, chưa kể ngân hàng mua rồi cất trong tủ, nên không có cung ra thị trường”, TS Võ Trí Thành nhận định.

Thị trường vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì giá quá cao.

Trước diễn biến nhiều bất thường của giá vàng, các chuyên gia khi được hỏi đề u cho rằng rủi ro cho những giao dịch vàng diễn ra vào thời điểm này là không hề nhỏ. Chuyện được - mất hàng triệu đồng mỗi lượng vàng có thể xảy đến bất kỳ lúc nào với những nhà đầu tư từ nhỏ đến lớn. Bởi vậy, dù không thực sự đưa ra lời khuyên cho những nhà đầu tư khi quyết định mua bán vàng trong lúc này, nhưng một chuyên gia kinh tế cho rằng hơn lúc nào hết, nhà đầu tư cần tỉnh táo với quyết định mua bán vàng của mình. Dù có đột ngột xuống rất thấp, nhưng với sự chênh lệch với giá vàng thế giới ngày càng giãn rộng, có thời điểm lên đến 7 triệu đồng/lượng, thì rõ ràng người mua vàng đang chơi một trò chơi cực kỳ mạo hiểm.

Giá vàng trong nước có thể ngã nhào bất cứ lúc nào. Lúc đó, dù vàng thế giới có “phi nước đại” để tăng giá, thì khoảng cách 7 triệu đồng là một con số quá lớn và khó để san bằng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi thời hạn cuối cùng để tất toán vàng của các ngân hàng thương mại sắp đến, và các ngân hàng cũng đã “hòm hòm” rồi, thì vàng sẽ tự chảy ra thị trường, nguồn cung nhanh chóng được bù đắp, thị trường ổn định, NHNN sẽ thực hiện mục tiêu đưa giá vàng về sát với giá thế giới.

Tuy nhiên, nhìn nhận về khía cạnh của cái gọi là “bình ổn thị trường vàng”, vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng tình với quan điểm của NHNN. Đại diện NHNN khẳng định thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường thông qua việc tăng cung khi đánh giá thị trường vàng miếng trong nước đang có sự mất cân đối giữa cung và cầu. Còn bình ổn giá theo cách hiểu truyền thống là phải giữ giá ở mức nào đó.

Song, theo chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long, bình ổn thị trường về bản chất là bình ổn giá bởi trên thị trường, giá cả là tín hiệu, là hàn thử biểu phản ánh thực trạng của thị trường. Nước ta không sản xuất vàng nguyên liệu, phải nhập khẩu vàng để đảm bảo cân đối cung cầu. Do vậy, giá vàng trong nước phải liên thông với giá vàng thế giới. Bình ổn thị trường vàng đồng nghĩa giá vàng trong nước phải theo sát và liên thông với giá vàng thế giới.

“Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước: “Đấu thầu vàng nhằm bình ổn thị trường, không bình ổn giá” là chưa chuẩn, còn mơ hồ. Một khi đã không nhất thiết phải bình ổn mà vẫn bình ổn theo những quan điểm mơ hồ nào đó ắt sẽ dẫn đến những kết quả mơ hồ. Như vậy, với quan điểm mơ hồ không phản ảnh đúng bản chất của mục tiêu bình ổn thị trường vàng chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy mà hậu quả nhãn tiền là vàng SJC luôn đứng cao hơn giá vàng thế giới, tiềm ẩn rủi ro cực lớn cho thị trường”, ông Long nói

Lệ Thúy

Công an nhân dân

Các tin tức khác

>   Nhận định của chuyên gia Ấn Độ về thị trường vàng (21/04/2013)

>   Giá vàng vượt 42 triệu đồng/lượng, USD tự do tăng đột biến (20/04/2013)

>   Vàng giảm sâu 7%, bạc chìm 13% trong tuần điều chỉnh lịch sử (20/04/2013)

>   Không phải thời điểm để đầu cơ (19/04/2013)

>   Khi nào giá vàng trong nước mới sát với giá thế giới? (19/04/2013)

>   Giá vàng tái lập mốc 42 triệu đồng (19/04/2013)

>   Đấu thầu vàng có bình ổn được thị trường? (19/04/2013)

>   Vàng lên cao nhất một tuần gần 1,400 USD/oz (19/04/2013)

>   Chiều nay, giá vàng và USD tự do đồng loạt tăng vọt (18/04/2013)

>   Các cột mốc khó quên của giá vàng trong 3 thập niên (19/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật