Các cột mốc khó quên của giá vàng trong 3 thập niên
Giá vàng giao ngay lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1983 trong phiên giao dịch ngày 15/04 và lún sâu vào thị trường “con gấu” với tổng mức sụt giảm khoảng 30% so với kỷ lục xác lập tháng 9/2011. Bloomberg đã điểm lại hành trình của giá vàng kể từ năm 1980 đến phiên giao dịch 15/04/2013 – ngày giá vàng bốc hơi 9.1%.
* Nhìn lại 10 năm khuynh đảo thị trường vàng của các quỹ ETF
* Vàng rớt thảm hại hơn 60 USD/oz và rơi vào thị trường “con gấu” lần đầu tiên trong 12 năm
Năm 1980: Vàng đạt kỷ lục tại thời điểm đó là 850 USD/oz.
Tháng 5/1999: Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tuyên bố bán vàng dự trữ thông qua 5 cuộc đấu giá.
Tháng 8/1999: Vàng lao dốc xuống tới 251.95 USD/oz.
Tháng 9/1999: Hiệp định vàng giữa các ngân hàng trung ương (CBGA) đầu tiên được công bố với việc 15 NHTW trong đó có NHTW châu Âu (ECB) đồng ý giới hạn tổng lượng vàng bán ra ở mức 2,000 tấn trong vòng 5 năm kết thúc năm 2004.
Năm 2003: Quỹ hoán đổi danh mục vàng (ETF vàng) đầu tiên được thành lập.
Tháng 3/2004: Hiệp định vàng giữa các ngân hàng trung ương (CBGA) thứ hai hạn chế tổng lượng vàng bán ra của các ngân hàng trung ương châu Âu ở mức 2,500 tấn đến năm 2009.
Tháng 11/2004: SPDR Gold Trust, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, được thành lập.
Năm 2005: Vàng vượt 500 USD/oz.
Năm 2006: Vàng vượt 700 USD/oz.
Tháng 3/2008: Lần đầu tiên vàng đạt 1,000 USD/oz.
Tháng 9/2008: Lehman Brothers Holdings Inc. sụp đổ.
Tháng 10/2008: Vàng rớt xuống mức thấp nhất trong một năm tại 682 USD/oz. Nhà đầu tư bán vàng để nắm giữ tiền mặt khi cổ phiếu và các hàng hóa khác sụt giảm mạnh.
Tháng 11/2008: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu trong đợt nới lỏng định lượng thứ nhất (QE1).
Tháng 2/2009: Vàng leo trở lại lên mốc 1,000 USD/oz.
Tháng 3/2009: Fed cam kết mua tới 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc trong vòng 6 tháng sau đó.
Tháng 4/2009: Trung Quốc công bố dự trữ vàng tăng 76% lên 1,054 tấn.
Tháng 9/2009: Hiệp định vàng giữa các ngân hàng trung ương (CBGA) thứ 3 hạn chế tổng lượng vàng bán ra của các ngân hàng trung ương châu Âu ở mức 400 tấn/năm cho tới năm 2014.
Tháng 9/2009: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chấp thuận bán 403.3 tấn vàng, trong đó 200 tấn được bán cho Ấn Độ.
Tháng 12/2009: Barrick Gold Corp., công ty sản xuất vàng lớn nhất thế giới, tuyên bố chấm dứt mọi chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư vàng (gold hedges). Giá vàng lần đầu tiên vượt ngưỡng 1,200 USD/oz.
Tháng 11/2010: Fed cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc trong đợt nới lỏng định lượng thứ 2 (QE2).
Tháng 11/2010: Lần đầu tiên vàng vượt ngưỡng 1,400 USD/oz.
Tháng 3/2011: Vàng tiếp tục xác lập kỷ lục mới do khủng hoảng nợ châu Âu, mùa xuân Ả-rập và Trung Đông.
Tháng 9/2011: Vàng giao ngay tăng lên kỷ lục 1,921.15 USD/oz. Fed công bố chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn bằng trái phiếu dài hạn (Operation Twist).
Tháng 9/2012: Fed tuyên bố áp dụng chương trình QE mở với việc mua vào trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp ở mức 40 tỷ USD/tháng.
Tháng 10/2012: Vàng tăng lên mức đỉnh 2012 gần 1,800 USD/oz.
Tháng 12/2012: Theo số liệu của Bloomberg, tổng giá trị các sản phẩm hoán đổi danh mục vàng (ETP) đạt 2,632.5 tấn trước khi bắt đầu sụt giảm.
Tháng 12/2012: Fed gia tăng quy mô gói QE mở lên 85 tỷ USD/tháng. Các nhà lập pháp tranh luận dữ dội về “vực thẳm tài khóa”.
Tháng 1/2013: Vàng leo lên mức đỉnh của năm 2013 gần 1,700 USD/oz.
Tháng 2/2013: Vàng rớt mốc 1,600 USD/oz lần đầu tiên trong 6 tháng. Biên bản họp của Fed cho thấy một số thành viên muốn thay đổi tốc độ mua tài sản.
Ngày 12/04/2013: Vàng hạ sâu 5% và rơi vào thị trường giá xuống (thị trường con gấu) khi giá kim loại quý này đã lao dốc hơn 20% so với mức đóng cửa cao kỷ lục 1,900.23 USD/oz vào tháng 9/2011. Cộng hòa Síp có thể bán vàng dự trữ để đóng góp cho gói giải cứu, làm dấy lên nghi ngờ rằng các ngân hàng trung ương khác cũng có thể bán vàng.
Ngày 15/04/2013: Vàng rơi tự do 9.1%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1983.
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|