Chủ Nhật, 21/04/2013 17:24

Vàng trang sức bí lối ra

Mong muốn phát triển thị trường vàng nữ trang của nhiều doanh nghiệp đang vấp phải rất nhiều trở ngại từ cả chính sách lẫn thị trường.

Một thị trường tiềm năng

Thị trường vàng trang sức của Việt Nam là một thị trường đặc biệt bởi gắn liền với thị trường vàng miếng "có một không hai" trên thế giới. Bởi thế, hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thị trường vàng nữ trang trong tiến trình hội nhập" do Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam và Công ty cổ phần Tri thức Doanh nghiệp Quốc tế tổ chức mới đây tại TP.HCM đã nóng lên khi nhiều diễn giả tranh luận rất sôi nổi về chủ đề này.

Thực tế, câu chuyện nóng - lạnh của vàng miếng, rồi vì sao giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế, chính sách quản lý thị trường vàng… luôn thu hút sự quan tâm của cả nhà kinh doanh lẫn các chuyên gia. Muốn hay không vàng trang sức vẫn có sự "liên đới mật thiết" với thị trường vàng miếng. Chính vì vậy, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng: cái khó của Việt Nam là quan niệm "vàng gắn với tiền". Do đó, nếu có thể tách ra câu chuyện "vàng gần tiền" và vàng trang sức thì bài toán cho việc phát triển vàng nữ trang sẽ ít rối hơn.

Nếu tạm bỏ qua câu chuyện quản lý vàng miếng, đi thẳng vào chuyện phát triển vàng nữ trang, ông Thành cho rằng, Việt Nam là nước được thế giới đánh giá có nhiều tiềm năng về thiết kế, sáng tạo và giá nhân công rẻ. Đây là yếu tố rất thuận lợi để phát huy tiềm năng chế tác vàng nữ trang. Câu chuyện còn lại của nữ trang Việt Nam là "trò chơi của đẳng cấp và thẩm mỹ". Đây là những thứ mà Việt Nam rất thiếu, rất cần đào sâu nghiên cứu để có chiến lược rõ ràng.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng giám đốc PNJ cho biết, ngành sản xuất kinh doanh hàng trang sức Việt Nam vẫn còn rất manh mún và tự phát, chất lượng sản phẩm không thể kiểm soát; tay nghề, ý thức và năng suất lao động của người thợ vẫn chưa cao. Việt Nam vẫn còn rất hạn chế về vấn đề sáng tạo, thiết kế mẫu; các trường đào tạo chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thị trường; cạnh tranh giữa hàng ngoại - hàng nội rất khốc liệt… Tất cả những điều này làm cho con đường phát triển của ngành vàng trang sức và thị trường vàng trang sức Việt Nam đầy chông gai.

Chờ một chiến lược

Muốn phát triển thị trường vàng trang sức, ngoài câu chuyện quản lý của các cơ quan nhà nước (quản lý chất lượng vàng trang sức, quản lý vàng nguyên liệu, chính sách thuế…), cần nhất vẫn là một tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn cho thị trường này. Việt Nam không có nguồn nguyên liệu vàng, đá quý đáng kể, vì vậy cơ hội để tạo sự đột phá cho thị trường này là khó khăn, xét trong bối cảnh các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia…: đã và tiếp tục phát triển công nghệ chế tác nữ trang xuất khẩu mạnh mẽ.

Vì vậy, bài toán phát triển trang sức Việt Nam vẫn cần được định hướng rõ ràng: phát triển nhắm đến nội địa hay xuất khẩu? Bán sỉ hay bán lẻ? Gia công hay tạo dựng giá trị thương hiệu? Doanh nghiệp trang sức tập trung phát triển phân khúc thị trường cao cấp, trung hay thấp cấp? Nguồn lực cho cải tiến chất lượng và đổi mới ra sao?… Rất nhiều câu hỏi và ý kiến đã được "xới" lên để các doanh nghiệp cũng như cơ quan quan lý nhà nước tiếp tục suy nghĩ và lựa chọn nhằm sớm khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành công nghiệp chế tác vàng trang sức.

Báo cáo của PNJ cho thấy, có tới 80% trang sức được buôn bán chủ yếu tại 10 thị trường là Thụy Sĩ, Mỹ, UEA, Hồng Kông, Anh, Singapore, Pháp, Ý, Nhật và Đức. Hiện châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nhu cầu sử dụng trang sức lớn và đang phát triển mạnh mẽ.

Nếu nhà nước có chính sách thuế hợp lý và quản lý tốt chất lượng vàng nữ trang, các doanh nghiệp được cung ứng đầy đủ nguồn vàng nguyên liệu và có chiến lược phát triển tốt, chắc chắn ngành vàng trang sức sẽ từng bước vươn lên khẳng định vị thế của mình ở trong nước và trên thị trường quốc tế.

Minh An

diễn đàn doanh nghiệp vn

Các tin tức khác

>   Vàng trong nước duy trì mức chênh cao với thế giới: Thị trường vàng, cung vẫn không đủ cầu (21/04/2013)

>   Nhận định của chuyên gia Ấn Độ về thị trường vàng (21/04/2013)

>   Giá vàng vượt 42 triệu đồng/lượng, USD tự do tăng đột biến (20/04/2013)

>   Vàng giảm sâu 7%, bạc chìm 13% trong tuần điều chỉnh lịch sử (20/04/2013)

>   Không phải thời điểm để đầu cơ (19/04/2013)

>   Khi nào giá vàng trong nước mới sát với giá thế giới? (19/04/2013)

>   Giá vàng tái lập mốc 42 triệu đồng (19/04/2013)

>   Đấu thầu vàng có bình ổn được thị trường? (19/04/2013)

>   Vàng lên cao nhất một tuần gần 1,400 USD/oz (19/04/2013)

>   Chiều nay, giá vàng và USD tự do đồng loạt tăng vọt (18/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật