Thứ Sáu, 12/04/2013 13:01

TS. Cao Sỹ Kiêm: Gốc của vấn đề là sức mua

Vì ngân hàng cũng là DN, kinh doanh phải có lợi nhuận. Và trong thời gian qua ngân hàng cũng đã nỗ lực giảm lãi suất cho vay để chia sẻ với DN, thì DN cũng phải cố gắng vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để tiếp cận được nhiều nguồn vốn rẻ hơn.

 

Chính phủ vừa yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất ngay trong tháng 4. Trả lời phỏng vấn phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN cho rằng:

Cuối tháng 3/2013, NHNN đã quyết định hạ 1% các mức lãi suất điều hành; trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn cũng được giảm xuống 7,5%/năm. Đây là tiền đề để các NHTM hạ lãi suất cho vay (LSCV). Có thể nói, việc điều chỉnh lãi suất của hệ thống ngân hàng khá tích cực, bám sát tình hình kinh tế. Tuy nhiên, hiện vẫn có ngân hàng chưa điều chỉnh LSCV các khoản vay mới cũng như món vay từ trước tương ứng với lãi suất huy động.

Do đó NHNN cần chỉ đạo các NHTM tích cực giảm LSCV hơn. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là đòi hỏi các NHTM phải lập tức hạ LSCV ngay khi lãi suất huy động giảm. Bởi, tôi cũng hiểu, cơ cấu vốn của NHTM khá đa dạng về kỳ hạn mà mỗi thời điểm, mỗi sản phẩm lại áp dụng một mức lãi suất khác nhau. Cho nên cần có thời gian để các ngân hàng trung hòa lượng vốn huy động với lãi suất cao trước đó.

Theo tôi, nếu lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn ở mức trên dưới 7%/năm, thì LSCV xoay quanh 10%/năm là hợp lý. Có thể với mức LSCV này, vẫn còn DN kêu là cao, khó tiếp cận vốn. Nhưng nếu đặt trên tổng thể nền kinh tế, cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng thì mức lãi biên khoảng 3% là hợp lý.

Vì ngân hàng cũng là DN, kinh doanh phải có lợi nhuận. Và trong thời gian qua ngân hàng cũng đã nỗ lực giảm LSCV để chia sẻ với DN, thì DN cũng phải cố gắng vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để tiếp cận được nhiều nguồn vốn rẻ hơn.

Tôi cho rằng, không nên ép lãi suất huy động tiền gửi xuống nữa, bởi nếu xuống nhanh quá, bài toán huy động vốn của các ngân hàng sẽ không đơn giản. Mà về nguyên tắc, ngân hàng muốn phát triển được thì phải đảm bảo dòng vốn luân chuyển vào – ra một cách nhịp nhàng. Giả dụ, nếu đầu vào “khựng” lại, thì gây khó cho đầu ra.

Nếu LSCV phổ biến hạ về 10%/năm như ông nói, liệu có tạo cú hích cho các DN?

Hạ LSCV là vấn đề quan trọng. Song đến thời điểm này lãi suất không phải là yếu tố quyết định để tháo gỡ khó khăn cho DN. Sức khỏe DN ngày càng giảm sút, nên họ không đủ điều kiện để vay vốn, hoặc có những DN không dám vay. Vì nếu sản xuất ra hàng hóa mà không bán được thì càng sản xuất, càng lỗ, dẫn đến không trả được nợ đúng hạn, làm tăng nợ xấu cho ngân hàng…

Theo tôi, cái gốc của vấn đề là sức mua, hay nói cách khác là cầu nền kinh tế đang suy giảm mạnh. Thời gian qua cũng có nhiều chính sách để kích cầu, nhưng theo tôi đấy mới chỉ là định hướng, còn giải pháp thực hiện chưa có nhiều, mà đây mới là vấn đề quan trọng. Để giải quyết thì cần có giải pháp đồng bộ cho cả nợ xấu, giảm giãn thuế, kích cầu tiêu dùng, thủ tục hành chính…

Lấy ví dụ, như thời điểm này, phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện những dự án đầu tư công đang dở dang. Việc này sẽ có tác động dây chuyền đến hàng loạt vấn đề liên quan như sức tiêu thụ vật liệu xây dựng, giảm hàng tồn kho; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập kích cầu sức mua nền kinh tế…

Nhưng trong khi ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất, thì phía Bộ Tài chính, Bộ Công Thương bất ngờ tăng giá xăng. Quan điểm của ông?

Từ năm 2011, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo và bản thân 2 ngành này cũng đã cam kết, bàn bạc phối hợp chặt chẽ. Nhưng thực tế sự phối kết hợp vẫn chưa tốt và có thể nói, mỗi ngành đi một hướng. Do vậy trong thời gian tới hai ngành này cần phải có giải pháp phối hợp nhịp nhàng để tăng cường hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.

Trước mắt theo tôi, trong khi ngành Ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất, thì các Bộ, ngành khác cũng nên điều hành lộ trình điều chỉnh giá hợp lý để tránh bẫy giá tâm lý. Ví dụ, tháng 9/2012, chúng ta đã điều chỉnh tăng giá nhiều mặt hàng như xăng, viện phí, học phí… đã tạo tâm lý đẩy thị giá nhiều mặt hàng tăng cao so với thực tế, tạo cơ hội cho một số đối tượng đục nước béo cò; đồng thời gây tác động xấu đến điều hành chính sách tiền tệ.

Thanh Huyền

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Một phần vàng trúng thầu được ngân hàng dùng để tất toán trạng thái vàng (12/04/2013)

>   "Bốc thuốc" cho nợ xấu (12/04/2013)

>   Sacombank lên kế hoạch tăng vốn khủng, giá bán dự kiến 30,000 đồng/cp (12/04/2013)

>   STB: Trình kế hoạch lãi 2,800 tỷ, cổ tức 9-10% (12/04/2013)

>   Giảm thêm lãi suất tín dụng: Khó nhưng sẽ làm được (12/04/2013)

>   BIDV: Kéo dài kế hoạch niêm yết trong năm nay và 2014 (12/04/2013)

>   Lãi vay như… thuốc độc (12/04/2013)

>   TrustBank vào Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (11/04/2013)

>   Eximbank dự kiến chi trả 36 tỷ đồng thù lao cho HĐQT và BKS trong năm 2013 (12/04/2013)

>   Có VAMC mới xử lý được nợ xấu (11/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật