Nhịp đập Thị trường 22/04: MSN trở lại, VN-Index vẫn đóng cửa dưới 470 điểm
Sự hồi phục của MSN trong phiên chiều không sức để kéo thị trường đi lên, VN-Index vẫn đóng cửa giảm mạnh về dưới mốc 470 điểm. Đặc biệt, HNX30 giảm khá mạn hơn 2% với 17 mã mất điểm.
Sàn HOSE chịu áp lực lớn bởi nhiều cổ phiếu BĐS giảm mạnh về sát mức giá sàn như HQC, DXG, HAG, ITA, KBC, ITC, NBB, LCG... Ngoài ra nhiều cổ phiếu lớn khác cũng giảm khá mạnh như GAS, VNM, CTG, VCB, REE, SSI, STB...cũng tạo áp lực giảm lên toàn thị trường.
Chỉ số ngành Nông - Lâm - Ngư giảm mạnh nhất khi giảm 3.83%, ngành xây dựng giảm đến 3.12% và ngành BĐS giảm 2.22%.
Ngoài MSN tăng 1,000 đồng, PPC, MPC, HSG, PTB... cũng ghi nhận mức tăng đáng kể. Tuy nhiên điều này vẫn không đủ mạnh để giúp thị trường thoát khỏi sắc đỏ, VN-Index mất 4.78 điểm, tương ứng 1.01%, đóng cửa tại 468.43 điểm.
Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt gần 40 triệu đơn vị, tương ứng 644.33 tỷ đồng. Toàn sàn có 151 mã giảm, trong đó 30 mã giảm sàn.
Trên HNX, mặc dù ACB, VND, PVX giữ được mốc tham chiếu, nhưng mức giảm khá mạnh của DBC, VCG, SCR, BVS, HUT, PVS, PVC, KLS… đặc biệt PVX rớt sàn khiến HNX30 mất 2.27 điểm, tức 2.09%. Điều này ảnh hưởng mạnh đến HNX-Index, chỉ số này giảm 0.75 điểm, tức 1.29% xuống 57.61 điểm.
Toàn sàn có 122 mã giảm, 74 mã tăng và 202 mã đứng giá. Giao dịch trên sàn sụt giảm đáng kể, chỉ đạt gần 27 triệu đơn vị, tương ứng gần 200 tỷ đồng.
SHB là cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên sàn với 5.37 triệu đơn vị, cổ phiếu này cũng ghi nhậ mức giảm 200 đồng. Kế đến là SCR gần 4 triệu đơn vị.
Phiên sáng: Cổ phiếu đầu cơ đang nhen nhóm
Sắc đỏ, thanh khoản thấp tiếp tục duy trì đến hết phiên buổi sáng, tuy nhiên đà giảm đà thu hẹp giúp VN-Index giữ được mốc 470 điểm.
Thị trường giảm mạnh không thuộc về nhóm bluechips mà rơi vào nhóm cổ phiếu hạng vừa khi mức giảm khi Mid Cap mất 1.18% trong khi Large Cap giảm 0.8%. Các nhóm khác là Small Cap và Micro Cap giảm nhẹ 0.26% và 0.34%.
Thậm chí một số mã còn bật tăng trần như BGM, CIG, CMG, CMX, CNT, HU1, PTB, TAC, VIP… hoặc đảo chiều tăng đáng kể như BBC, ASM, BCI, BHS, BIC, BMI, AVF, DQC, DRC, PPC… nhờ kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 1 đột biến. Tổng cộng gần 70 mã tại HOSE tăng giá. Dễ dàng nhận ra những cổ phiếu đầu cơ mạnh.
Điều này giúp VN-Index thu hẹp mức giảm còn 2.97 điểm, tức bằng ½ mức trước đó, tương đương 0.63%, tạm dừng ở 470.24 điểm.
Giao dịch buổi sáng trên sàn đạt 21.48 triệu đơn vị, tương đương 365 tỷ đồng, trong đó ITA và CII đều có hơn 1 triệu đơn vị chuyển nhượng, kế đến là CTG với hơn 880 ngàn đơn vị hay VIP trên 730 ngàn đơn vị.
Cơ hội hồi phục của HNX dường như khó hơn khi số mã giảm chiếm áp đảo, trong đó bao gồm nhiều cổ phiếu trụ như PVX, SCR, SHB, VCG, NVB...
HNX-Index giảm 0.38 điểm, hay 0.65%, tạm dừng ở mức 57.98 điểm. Khối lượng toàn sàn đạt gần 14 triệu đơn vị, tương ứng chỉ hơn 100 tỷ đồng.
Có 16 cổ phiếu tăng trần trên HNX nhưng nhiều trong số đó lại có rất ít giao dịch và chủ yếu là cổ phiếu đầu cơ như AMV, BLF, CKV, HTV, MKV, NPS, SD7, VC1...
Khối ngoại cũng tỏ ra không mặn mà với thị trường khi tăng lực bán ở nhiều cổ phiếu lớn như PVX, PVS, SCR hay VCG.
10h00: CPI giảm, VN-Index mất mốc 470 điểm
Những cổ phiếu hàng đầu thị trường như GAS, VIC, VNM, VCB, STB đồng loạt giảm giá kéo thị trường giảm mạnh so với thời điểm mở cửa.
Thông tin CPI tháng 4 của hai thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM tiếp tục âm không làm thị trường khởi sắc mà khiến nhà đầu tư thêm lo ngại.
Điều này làm cho áp lực bán gia tăng, hàng loạt mã trong rổ VN30 giảm giá, nhưng giao dịch vẫn rất thấp. Điển hình như MSN, VNM, VCB, BVH, GAS, CTG, REE, DPM… giảm từ 100 – 1,000 đồng/mã.
Toàn sàn có hơn 120 mã giảm giá, nhưng lượng mua vào chỉ đạt hơn 10 triệu đơn vị, trị giá 155 tỷ đồng.
Nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục giảm sàn do kết quả kinh doanh quý 1 thiếu tính thuyết phục hoặc một vài biến cố khác như HTV, KMR, MCG, PTL, PXI, PXL, PXT, TNT…
Kết quả là đà giảm của VN-Index ngày càng mở rộng, xuống gần 6 điểm, tức 1.23% xuống sát mốc 467 điểm.
Tính đến 10h15, tổng khối lượng giao dịch trên hai sàn chỉ đạt gần 19 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 261 tỷ đồng.
Riêng trên HNX chỉ đạt gần 7 triệu đơn vị, trong đó SHB và SCR đã chiểm gần 4 triệu đơn vị, cả hai cổ phiếu này cũng giảm điểm với SCR đang lùi về giá sàn.
PVX đang chật vật quanh vùng giá 4,000 đồng, giao dịch ảm đạm khi khoảng cách mua bán đang khá xa. Cả VCG, NVB, PVC, KLS, UNI... đều giảm thấp hơn lúc mở cửa đầu ngày.
Toàn sàn HNX vẫn còn 283 mã đứng ở giá tham chiếu, 71 mã giảm và 45 mã tăng. HNX-Index lúc này cũng giảm 0.25 điểm, tương ứng 0.43, giao dịch ở 58.11 điểm.
Mở cửa: Sóng hồi có trở lại?
Tâm lý lo ngại tiếp tục đè nặng lên thị trường, NĐT còn đang dò xét để có thể đưa ra quyết định mua vào hay bán ra.
Sàn HNX-Index mở cửa đầu tuần tăng nhẹ 0.05 điểm, tương ứng 0.09%, đạt 58.41 điểm vào lúc 9h10. Sự tích cực này có được là một vài cổ phiếu lớn có lãi trong quý 1/2013 như KLS, PVS, VND…
Tuy nhiên, đà tăng này khó trụ vững khi mà hàng loạt cổ phiếu vẫn chưa có giao dịch hoặc theo kiểu "trắng bên mua". Đáng chú ý là NVB chỉ có khối lượng rất nhỏ mua ở mức giá sàn. PVX, FLC, SHB, SCR, VCG... giữ giá tham chiếu.
Trong khi đó, các cổ phiếu lớn tiếp tục bị đè giá làm cho VN-Index giảm thêm 1.4 điểm sau 15 phút mở cửa, tương ứng 0.3%, giao dịch ở 471.87 điểm. Nhiều người lo ngại chỉ số này khó trụ vững mốc 470 điểm bất chấp một vài thông tin tích cực như doanh nghiệp được hoãn chuyển nhóm nợ xấu hay tin đồn đổi tiền cũng bị bác bỏ.
GAS sau ít phút tăng điểm cũng đã về mốc tham chiếu, cung giá thấp có dấu hiệu tăng lên và tạo áo lực lên cổ phiếu này. Nhiều Bluechips vẫn trong hướng điều chỉnh giảm như VNM, MSN, STB, BVH, HAG, ITA, KBC, REE...
Một vài mã cổ phiếu hạng vừa và nhỏ giảm kịch sàn như AGF, BBC, ALP, HAS, HTV, LGL, PXI, PXL, TNT, VNA...
Sanh Tín (Vietstock)
ffn
|