Thứ Năm, 04/04/2013 09:27

Nhịp đập Thị trường 04/04: Bất lực nhìn VN-Index mất 500 điểm

Áp lực đè nặng bên bán trong phiên buổi chiều, đặc biệt ở những phút cuối phiên khiến VN-Index lùi sâu về dưới 500 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều chỉ số VN-Index giảm 8.58 điểm (-1.7%) đóng cửa ở mức 497.35 điểm và chính thức mất mốc 500 điểm.

Khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể so với phiên sáng, đạt 51.6 triệu đơn vị, trị giá xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, nhưng nhìn chung vẫn còn khá thấp so với hai phiên trước.

Áp lực đến chủ yếu từ các mã có vốn hóa lớn bên VN30 như BVH, HAG, VIC, MSN, VNM, FPT, DPM khiến chỉ số Large Cap mất đến 1.3%. Rổ VN30 khối lượng giao dịch chỉ đạt có hơn 18.3 triệu đơn vị, tương đương 508 tỷ đồng.

Sự tích cực của CTG, HAG, PET, REE, ITA, SSI, HPG, HQC, SAM đến hết phiên vẫn không cứu được mốc 500 điểm.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đều giảm mạnh khi lùi từ 0.62% đến 0.92%.

Toàn sàn chỉ có PAN, MPC, SRC giữ giá trần đến hết phiên nhưng giao dịch khá yếu, ngoại trừ SRC có hơn 808 ngàn đơn vị.

Trên HNX, có 65 mã tăng, 142 mã giảm và 191 mã đứng ở mức tham chiếu. Chỉ số HNX-Index giảm 1.38% xuống còn 60.53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 51 triệu đơn vị với giá trị gần 361 tỷ đồng.

PVX giảm sàn ảnh hướng mạnh đến HNX-Index cũng như HNX30. Phiên chiều, áp lực bán sàn gia tăng mạnh khiến thanh khoản không cải thiện, chỉ nhích hơn 1 triệu đơn vị so với buổi sáng, đạt gần 16 triệu đơn vị.

PVL cũng được giao dịch với giá sàn và hơn 1.2 triệu cp khớp lệnh khi có thông tin vào diện cảnh báo từ ngày 04/04. Các cổ phiếu dòng P như PV2, PVA, PVV cũng chịu ảnh hưởng nằm sàn la liệt.

Cổ phiếu SCR được gom vào với khối lượng gần 5.7 triệu đơn vị, SHB gần 4.5 triệu đơn vị. Các cổ phiếu VND, KLS, SHS, PVS, VCG vẫn giao dịch sôi động với phần dư bán áp đảo, đẩy giá của tất cả các cổ phiếu này giảm nhẹ. VND được khối ngoại mua vào hơn 250,000 đơn vị.

Phiên sáng: Nỗ lực cứu VN-Index

Cuối phiên buổi sáng, lực cầu bắt đáy trở lại giúp áp lực giảm được rút ngắn so với ít phút trước giúp VN-Index bám trụ được mốc 500 điểm.

Theo đó, VN-Index đóng cửa ở mức 501.92 điểm, giảm 4.01 điểm tương ứng 0.79%. Khối lượng giao dịch đạt gần 37 triệu đơn vị trị giá gần 699 tỷ đồng.

Các mã có vốn hóa lớn như MSN, BVH, VIC, VNM đều giảm điểm, trong khi giao dịch sôi nổi tập trung ở các mã CTG, PET, REE, ITA, HAG, HPG, HSG, PGD, STB, PVF, VSH…. Đây cũng là những “công thần” giúp VN-Index giữ được mốc 500 điểm.

Đặc biệt, 2 mã PAN, MPC vẫn giữ được mức giá trần trong khi sàn giảm mạnh vào cuối phiên.

Cũng tương tự sàn HOSE, chỉ số HNX-Index cũng thu hẹp mức giảm so với vài phút trước khi tạm dừng buổi sáng ở 60.74 điểm, tức còn giảm 0.64 điểm (1.04%) với khối lượng giao dịch trên gần 39 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 266 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng các mã thuộc HNX30 đã chiếm 31.71 triệu đơn vị, trị giá 225 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chỉ số HNX30 giảm đến 1.59% khi các mã PVX, PVL, PVV trong rổ này rớt sàn với dư bán chiếm tuyệt đối. Lượng giao dịch của 3 mã này đã chiếm hơn ½ khối lượng giao dịch của HNX30. Chỉ có PVCLAS vớt vát được mức giá xanh.

Các mã chủ chốt khác của HNX như duy trì giao dịch sôi động với SCR đạt 4 triệu đơn vị, SHB 3 triệu đơn vị, VND và KLS trên dưới 2 triệu đơn vị. Sau khi xanh nhẹ vào lúc giữa phiên, SHB đã quay đầu lại mức tham chiếu với khối lượng giao dịch hơn 3 triệu đơn vị trong khi các cổ phiếu khác vấn giảm nhẹ.

11h15: Bất ngờ lao dốc, VN-Index mất 500 điểm

Hàng loạt cổ phiếu bluechips bất ngờ rớt giá sau thời điểm 11h00 khiến VN-Index giảm mạnh và rớt về dưới 500 điểm sau vài ngày duy trì mốc này.

Các mã bluechips bất ngờ mua lượng cầu giá cao như BVH, CSM, DPM, FPT, MSN, VNM, VCB, VIC, SSI… khiến Vn-Index giảm hơn 7 điểm tức 1.46% lùi về 498 điểm tính đến 11h15.

Các mã vốn hóa vừa và nhỏ cũng đồng loạt bị bán mạnh khiến hơn 140 mã giảm giá. Thị trường có 33.7 triệu đơn vị giao dịch, trị giá gần 640 tỷ đồng.

Sàn Hà Nội cũng tiếp bước theo sau khi HNX-Index giảm hơn 1.3% lùi về dưới 61 điểm. Thị trường có 130 mã giảm giá. giao dịch hơn 36 triệu đơn vị, tương đương 250 tỷ đồng.

PVX, PVL, SHN, THV, PSG, STL, KSD… chịu áp lực bán sàn khá mạnh, trong đó PVX có hơn 14 triệu đơn vị khớp lệnh.

10h30: Mua bán vẫn dè dặt

Sau hơn 1h30 phút, chỉ số VN-Index có nhiều thay đổi, có lúc tưởng chừng như thị trường đảo chiều đi lên (tăng 1.22 điểm vào lúc gần 10h) nhưng do tâm lý dè chừng và thận trọng thị trường tiếp tục giảm điểm.

Ghi nhận vào lúc 10h30 phút chỉ số VN-Index giảm 1.21 điểm tương ứng 0.24% về mức 504.72 điểm, khối lượng giao dịch chỉ đạt gần 21.6 triệu cp. Giao dịch sôi nổi chỉ ở một số mã CTG, ITA, PET, REE với khối lượng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, trong đó 3 mã CTG, PET, REE tăng giá nhưng sức tăng không đủ cứu thị trường.

Các mã có vốn hóa lớn như BVH, VIC, VNM đều ở giá tham chiếu còn MSN vẫn giảm 1000 đồng. toàn sàn ghi nhận 2 mã tăng trần là PAN và MPC.

Ngoài ra, các mã có nguy cơ hủy niêm yết và tạm ngừng giao dịch như IFS, DTT, HAX, SGT, VHG, VSG, NVT, NTB, VES, DRH đều không có giao dịch hoặc giao dịch rất ít.

10h00: Vẫn chờ bluechips

Gần 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index có lúc giảm về dưới 504 điểm nhưng sau đó bật nhẹ trở lại nhờ sức cầu của một vài mã chủ chốt. Nhìn chung, thị trường vẫn trông chờ vào lực đỡ của các mã bluechips thay vì dòng tiền đầu cơ sôi động.

Mã BVH đã lấy lại được màu xanh nhưng MSN, VNM đồng loạt giảm điểm, VIC đứng mốc tham chiếu... được xem là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm điểm khá trong vài phút đầu khớp lệnh liên tục.

Đặc biệt mã HAG với thông tin ngày 4/4, ngày cuối cùng chốt quyền mua cổ phiếu phát hàng thêm nhưng giao dịch không sôi nổi lắm, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt hơn 463 ngàn cp.

Trong khi đó, CTG, DQC, HSG, PET, PVF, REE cho thấy lực cầu tốt từ đầu phiên. Hầu hết các mã này đều duy trì sắc xanh kéo nhiều mã vừa và nhỏ khác nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Đến khoảng 10h00, thị trường ghi nhận 58 mã tăng giá, 82 mã giảm. Giao dịch đạt hơn 14 triệu đơn vị, trị giá 276 tỷ đồng.

Mã MPC tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp nhờ thông tin mua 1 triệu cổ phiếu quỹ nhưng giao dịch mã này khá thấp.

Ở sàn Hà Nội, lúc này các cổ phiếu LAS, VCG, SCR, SHB có mức tăng nhẹ nhưng HNX-Index vẫn giảm 0.15% xuống 61.23 điểm lúc 10h00. Khối lượng giao dịch gần 18 triệu đơn vị với giá trị gần 120 tỷ đồng.

PVX vẫn là tâm điểm của mọi sự chú ý khi giao dịch vọt trên 10 triệu đơn vị, giá xoay quanh mức sàn. Người mua vẫn tranh nhau vào ở mức giá sàn bất chấp việc cổ phiếu đang trong diện kiểm soát.

Hai cổ phiếu SHB và SCR cũng tích cực được gom vào với khối lượng trên 1.5 triệu đơn vị. Trong khi SCR vẫn giảm 200 đồng thì SHB đã le lói đảo chiều sắc xanh tăng nhẹ 100 đồng. Các cổ phiếu VND, KLS, PVL giao dịch trên 500,000 đơn vị, trong đó, KLS cũng sắp đạt mức 1.2 triệu đơn vị được chuyển giao. Hầu hết các cổ phiếu đều nằm ở mức tham chiếu hoặc giảm nhẹ.

Mở cửa: Gom hàng PVX

Mở phiên giao dịch ngày 04/04 tâm lý nhà đầu tư đã bắt đầu lung lay sau phiên giảm điểm trước đó. Số lệnh mua ATO vào lênh mua khá ít trong khi đó số lệnh bán có phần chiếm ưu thế.

Kết thúc phiên mở cửa toàn sàn chỉ đạt hơn 2.3 triệu cp được giao dịch, chỉ số VN Index giảm nhẹ 0,27 điểm về mức 505.66 điểm. Mã BVH giảm 500 đồng, về mức 54,500 đồng/cp, MSN, VNM đứng tham chiếu, VIC tăng 500 đồng/cp nhưng khối lượng giao dịch yếu và bị bán ở mức giá xanh.

Nhìn chung, lượng mua bán đều khá thấp và tập trung từ mức giá tham chiếu trở lên.

Ở sàn Hà Nội, PVX đã nằm sàn với mức giá 5,100 đồng/cp sau khi có thông tin cổ phiếu này bị đưa vào diện kiểm soát. Hơn 15 phút mở cửa, PVX đã có hơn 6 triệu cổ phiếu được gom vào. Dư mua ngày càng trắng, trong khi dư bán giá sàn lại tăng liên đáng kể. Khối ngoại cũng tham gia mua vào với hơn 160 ngàn đơn vị.

PVL, PVV cũng chịu áp lực bán mạnh do rơi vào diện kiểm soát, cảnh báo tương tự PVX.

Sau 15 phút giao dịch, HNX-Index đang ở mức 61.03 điểm, giảm 0.35 điểm. Khối lượng giao dịch trên HNX đã đặt hơn 7 triệu đơn vị với giá trị 47 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào PVX.

Sau phiên tăng điểm trước, NVB được đặt mua giá thấp nhưng chưa khớp lệnh được cổ phiếu nào.

SHB cũng được giao dịch với khối lượng gần 900,000 đơn vị và nằm ở mức tham chiếu.

Các mã cổ phiếu lớn ở sàn này hầu hết đều giảm nhẹ 100 – 200 đồng/cp.

Duy Hoàng - Minh Hằng (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 04/04 (03/04/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 03/04: Bắt đáy cuối phiên? (03/04/2013)

>   Vietstock Daily 03/04: Chưa tin khi chỉ số bị “làm xiếc”? (02/04/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 02/04: Bán mạnh cuối phiên, thanh khoản tăng trở lại (02/04/2013)

>   Vietstock Daily 02/04: Nhà đầu tư lớn đã trở lại! (01/04/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 01/04: Tăng gần 15 điểm, VN-Index cao nhất trong 26 tháng (01/04/2013)

>   Vietstock Weekly 01 - 05/04: Tin tốt nào cho chứng khoán? (31/03/2013)

>   Chứng khoán Tuần 25 – 29/03: Hoạt động ”mua khi tin xấu xuất hiện” đã trở lại? (29/03/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 29/03: Xăng tăng - Chỉ số cũng tăng (29/03/2013)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/03 (28/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật