Thứ Tư, 10/04/2013 13:28

Ngân hàng vẫn khó tất toán trạng thái vàng

Từ sau khi ngừng huy động, cho vay và tất toán việc chuyển đổi vàng thành tiền, các TCTD chỉ được phép phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả, dường như các TCTD đang phải trả giá đắt cho những khoản kinh doanh vàng. Có lẽ các ngân hàng sẽ phải cần thêm thời gian để hoàn thành mục tiêu tất toán vàng.

Theo số liệu của NHNN, tính đến đầu năm 2013, chỉ còn 12 TCTD có số dư huy động và cho vay bằng vàng, giảm từ con số 20, trong đó có 3 tổ chức còn số dư không lớn.

Hiện nay, ngoài việc đấu thầu vàng, NHNN đã cho phép NHTM thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi dư nợ sang tiền đồng. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể mua gom vàng trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế những giải pháp này cũng không dễ thực hiện.

Nhiều DN vàng nữ trang có vay vàng của các NHTM

Với việc mua vàng, theo lãnh đạo một số ngân hàng, cái khó của các ngân hàng lúc này là do thời gian qua giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới gây khó khăn cho việc lựa chọn mức giá phù hợp để mua vào.Việc chuyển đổi dư nợ vàng sang tiền đồng cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là người vay vàng phần lớn không muốn chuyển đổi các khoản vay từ vàng sang tiền đồng.

Cụ thể, trước đó ngân hàng này cho vay vàng với lãi suất 5%/năm, hiện nay khuyến khích các trường hợp chuyển đổi khoản vay sang tiền đồng với lãi suất 8%/năm không nhận được nhiều sự đồng tình từ phía người vay. Khách vay vàng cho rằng việc bình ổn giá vàng của NHNN đang phát huy tác dụng nên nảy sinh tâm lý chờ đợi giá vàng tiếp tục giảm để mua vào trả nợ thay vì chuyển sang tiền đồng với lãi suất 8%/năm.

Ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc ACB, đối với việc giảm dần số dư huy động vàng và kết thúc vào tháng 6/2013 là việc khó đối với ngân hàng này. Dư nợ vàng ACB đã cho vay trước kia chưa thể giải quyết ngay được vì hợp đồng cho vay vàng đã ký trước đây có thời hạn 5-10 năm. Theo tính toán của ACB, phải mất bình quân ba năm rưỡi đến bốn năm nữa dư nợ này mới chấm dứt. Bởi vậy, nên ACB mong NHNN cũng cần có thêm giải pháp hỗ trợ cho các ngân hàng.

Quả thực, khi được hỏi, một số DN cũng thừa nhận không mặn mà với việc chuyển đổi nợ vàng sang tiền đồng. Lãnh đạo một DN xuất khẩu nữ trang tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, thời điểm trước, khi lãi suất vay vốn tiền đồng ở mức cao, nhiều DN đã nghĩ đến việc chuyển sang vay USD hoặc vàng để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Cụ thể, trước đó, DN này đã thế chấp nhà xưởng vay vàng tại ACB, với lãi suất 5,5%/năm (trong khi vay VND là 16%/năm); thời hạn vay 7 năm, thanh toán phân kỳ theo tháng, lãi tính trên dư nợ giảm dần. Với đà này, nhiều khả năng giá vàng sẽ tiếp tục giảm nên DN không có lý do gì để chuyển đổi khoản vay vàng sang tiền đồng chịu mức lãi suất cao.Thậm chí cũng có những DN không muốn trả nợ ngay mà dùng nguồn vốn vàng này để kinh doanh kiếm lời.

Dù chủ yếu cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức như trước đây DongA Bank cũng thuộc diện có số dư nợ bằng vàng lớn. Ông Trần Phương Bình - Tổng giám đốc DongA Bank cũng nêu ra một số khó khăn, đó là từ cuối năm 2012, NHNN đã yêu cầu các TCTD dừng hoạt động huy động vàng, chuyển sang dạng giữ hộ và thu phí. Bị hụt đi nguồn vốn huy động từ vàng, các ngân hàng buộc phải huy động tiền đồng để bù đắp.

Điều này nói lên rằng các NHTM không có quá nhiều tiền để có thể tham gia đấu thầu vàng với bất kỳ giá nào mà thay vào đó phải cân nhắc giá nào hợp lý nhất để mua vào.

Như vậy, dù rằng NHNN đã nhiều lần phát đi thông điệp là sẽ kiên quyết thực hiện các chính sách đã ban hành. Thậm chí các NHTM hiểu hơn ai hết NHNN không thể bỏ tiền ra để bù lỗ kinh doanh vàng của NHTM trước đó.

Nhưng rõ ràng với những quan điểm đưa ra, hầu hết các NHTM đều đang cần hơn sự hỗ trợ từ phía NHNN. Bởi từ sau khi ngừng huy động, cho vay và tất toán việc chuyển đổi vàng thành tiền, các TCTD chỉ được phép phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả, dường như các TCTD đang phải trả giá đắt cho những khoản kinh doanh vàng. Có lẽ các ngân hàng sẽ phải cần thêm thời gian để hoàn thành mục tiêu tất toán vàng.

Thiên Kim

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   JPMorgan Chase: Lãi suất VNĐ sẽ giảm thêm 1% trong năm nay (10/04/2013)

>   HDBank được tăng trưởng tín dụng 12% năm 2013 (10/04/2013)

>   Saigonbank: Đặt kế hoạch lãi 412 tỷ, nợ xấu dưới 5% (10/04/2013)

>   Ngân hàng ứ vốn, đầu ra tín dụng vẫn tắc: Tiền về đâu? (10/04/2013)

>   Chuyên gia Lê Trọng Nhi: Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng giải bài toán sợ và tin (10/04/2013)

>   VPBank: Lợi nhuận 2012 đạt hơn 640 tỷ đồng (10/04/2013)

>   VIBank: Năm 2012 hàng loạt chỉ tiêu giảm mạnh (10/04/2013)

>   Tăng trưởng tín dụng: Vừa khó vừa... tù mù (10/04/2013)

>   Lãi vay Việt Nam cao hàng đầu khu vực (10/04/2013)

>   Đấu thầu vàng: Lợi “ông lớn” (10/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật