Thứ Sáu, 12/04/2013 09:21

Liên kết trong công cuộc “mang chuông đi đánh xứ người”

Việc có tới hơn 700 dự án của DN VN đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 12,4 tỉ USD và dự kiến năm 2013, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đạt khoảng 1-1,5 tỉ USD là một minh chứng sống động cho thấy sự phát triển mạnh mẽ cũng như khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của cộng đồng DN, doanh nhân VN.

Các DN VN đầu tư ra nước ngoài không ảnh hường đến nguồn vốn đầu tư, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong nước bởi khi lựa chọn đầu tư ra nước ngoài các DN đều phải cân nhắc thận trọng về tính hiệu quả cũng như lợi thế cạnh tranh của mình. Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh DN doanh nhân VN trên trường quốc tế mà còn góp phần mang lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.

Phần lớn các DN đầu tư ra nước ngoài thời gian vừa qua đều lựa chọn các lĩnh vực các ngành nghề trong nước ít có điều kiện phát triển nhưng lại có nhiều thuận lợi ở nước sở tại. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, DN VN nếu có nhu cầu, có năng lực tài chính, kinh nghiệm thì cần được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư ra ngoài.

Dù đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư trong nước thì nguyên tắc đầu tiên đối với doanh nghiệp là phải bảo toàn nguồn vốn và mang lại hiệu quả. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi, nếu không có năng lực và không có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước trong nước thì chắc chắn sẽ không làm. Tuy nhiên, trong kinh doanh rủi ro luôn tiềm ẩn, bản thân chúng tôi khi đầu tư ra nước ngoài cũng phải rất thận trọng và xem xét một cách thấu đáo trên nhiều phương diện và những thông tin tư vấn từ Bộ Ngoại giao, tham vấn của cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân VN tại nước sở tại sẽ rất hữu ích.

Có thể nói, thị trường Lào, Campuchia thời gian qua đã thu hút nhiều đầu tư của DN VN, tuy nhiên, DN hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn bên cạnh những tồn tại về tiềm lực tài chính yếu, chưa thể đầu tư lớn cũng như tạo ra được giá trị gia tăng lớn trong tương lai gần. DN VN chưa nắm vững luật pháp của nước ngoài, dễ dẫn đến những rủi ro trong đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại. Thực tế cho thấy DN của ta chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại nên hoạt động thường đơn lẻ, khó làm ăn lớn và đôi khi còn có xung đột về lợi ích.

Từ kinh nghiệm các nước cho thấy Nhà nước cần quy định các điều kiện cụ thể đối với các DN ÐTRNN có đủ tiềm lực về tài chính, công nghệ và phát triển ở trong nước. Đồng thời, hạn chế quy mô và quy định rõ tỉ lệ % trong tổng vốn hiện có của DN có thể ÐTRNN.

Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ thành lập các Hiệp hội nhằm tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ quyền lợi của các DN VN ở nước ngoài (giống như các tổ chức EUROCHARM của các nhà đầu tư đến từ Châu Âu, hay KORCHARM của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc...).

Đinh Huy Chiến

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Nhiều DN phản đối mức khống chế chi phí quảng cáo (12/04/2013)

>   Tổng giám đốc Peugeot: 'Bỏ ngỏ Việt Nam là thiếu sót' (12/04/2013)

>   Sớm áp dụng thuế suất mới cho báo chí (12/04/2013)

>   5 năm nữa, dệt may chủ động nguyên phụ liệu (11/04/2013)

>   'Giữ Vinaphone, Mobifone khi tái cơ cấu VNPT' (11/04/2013)

>   Nga ưu tiên cao nhất cho Việt Nam xây điện hạt nhân (11/04/2013)

>   Từ 2015, tách các tổng công ty phát điện khỏi EVN (11/04/2013)

>   Lập UB quản lý công sản, khắc phục kiểm soát “bù nhìn“ trong DN? (11/04/2013)

>   Lỏng lẻo... cụm liên kết ngành (11/04/2013)

>   Vượt qua thách thức hướng tới xuất khẩu bền vững (11/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật