Thứ Năm, 11/04/2013 21:48

5 năm nữa, dệt may chủ động nguyên phụ liệu

Doanh nghiệp dệt may trong nước kỳ vọng tỷ lệ nội địa hóa ngành may mặc sẽ đạt 60-70% trong vòng 3 – 5 năm tới. Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu hàng dệt may gần 38%.

Đây là thông tin được ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết qua trao đổi với báo chí tại triển lãm quốc tế thiết bị ngành may và nguyên phụ liệu năm 2013 (Saigon Tex 2013) do Vinatex phối hợp với Công ty CP Exhibition Hong Kong và Công ty TNHH Tổ chức triển lãm VCCI tổ chức.

Triển lãm Saigon Tex 2013 diễn ra trong 4 ngày, từ 11-4 đến 14-4 tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Tân Bình, số 446 - 518 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TPHCM.

Theo ông Dũng, nếu doanh nghiệp dệt may muốn nâng giá trị sản phẩm thông qua các đơn hàng xuất khẩu FOB (giao tại mạn tàu) thì khả năng cung ứng nguyên phụ liệu tại chỗ rất quan trọng do ngày càng nhiều khách hàng nước ngoài vào Việt Nam rất muốn tìm được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước.

Theo ban tổ chức triển lãm Saigon Tex 2013, triển lãm lần thứ 24 này là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm được máy móc, nguyên phụ liệu dệt may bởi có đến 357 công ty đến từ 22 quốc gia tham gia trưng bày sản phẩm, thiết bị.

Trung Quốc là nước có số lượng công ty tham gia nhiều nhất tại triển lãm lần này với 160 công ty, chủ yếu giới thiệu nguyên phụ liệu dệt may.

Mặc dù doanh nghiệp dệt may đang đối mặt với các khó khăn như lương công nhân tăng, chi phí điện, nước, nguyên phu liệu tăng, giá đầu ra của sản phẩm giảm (quần áo bán trong nước giảm mạnh trong 2 năm gần đây), nhưng tính hiệu tốt cho ngành là đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu cho đến hết tháng 8-2013.

Theo ông Dũng, trong quí 1-2013 ngành dệt may tăng trưởng gần 17% so với cùng kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4,2 tỉ đô la Mỹ, đây là tính hiệu tốt để ngành phấn đấu đạt 18,8 – 19,2 tỉ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu cho cả năm 2013.

Trong đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu vào các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ như Nhật Bản tăng 30% (giá trị hơn 300 triệu đô la Mỹ), châu Âu tăng 8% (hơn 300 triệu đô la Mỹ) và lớn nhất là Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 1,3 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc, ngành dệt may sẽ tiếp tục tăng lượng xuất khẩu vào một số thị trường mới như Ả Rập Saudi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Mỹ, Châu Phi…

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   'Giữ Vinaphone, Mobifone khi tái cơ cấu VNPT' (11/04/2013)

>   Nga ưu tiên cao nhất cho Việt Nam xây điện hạt nhân (11/04/2013)

>   Từ 2015, tách các tổng công ty phát điện khỏi EVN (11/04/2013)

>   Lập UB quản lý công sản, khắc phục kiểm soát “bù nhìn“ trong DN? (11/04/2013)

>   Lỏng lẻo... cụm liên kết ngành (11/04/2013)

>   Vượt qua thách thức hướng tới xuất khẩu bền vững (11/04/2013)

>   Sức mua ôtô tháng 3 “bật” mạnh (11/04/2013)

>   “Cá bé” vẫn nhiều cơ hội (11/04/2013)

>   Chất thải thành phân bón: Tìm cơ hội tại Việt Nam (11/04/2013)

>   Pháp sẽ tăng gấp đôi thị phần doanh nghiệp ở VN (11/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật